VI PHẠM CÓ CHỦ Ý PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI CỦA GRICE TRONG HÀI ĐỘC THOẠI: PHÂN TÍCH NGỮ DỤNG HỌC VỀ GOOD DEAL CỦA JIMMY O. YANG

Nguyễn Hải Hà1,, Trần Thu Hằng2
1 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 2 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2 Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích cách thức chủ ý vi phạm phương châm hội thoại của Grice góp phần tạo nên yếu tố hài hước trong Good Deal, một chương trình hài độc thoại của Jimmy O. Yang (2020). Dựa trên Nguyên tắc hợp tác của Grice (1975) và lý thuyết về vi phạm có chủ ý phương châm hội thoại, nghiên cứu đã thu thập và phân tích 135 trường hợp vi phạm có chủ ý, được phân loại thành vi phạm có chủ ý đơn và đa phương châm. Kết quả cho thấy Phương châm về Chất (Quality) bị chủ ý vi phạm nhiều nhất (50%), chủ yếu thông qua cường điệu, mỉa mai và phát ngôn sai sự thật, trong khi Phương châm về Quan hệ (Relation) chiếm 12%, thường bị chủ ý vi phạm qua các phản hồi bất ngờ, phi logic. Ngược lại, Phương châm về Lượng (3%) và Phương châm về Cách thức (1%) ít bị vi phạm có chủ ý hơn, phản ánh phong cách hài của Yang ưu tiên phóng đại và sự phi lý hơn là mơ hồ hoặc lược bỏ thông tin. Ngoài ra, vi phạm có chủ ý đa phương châm chiếm 34%, trong đó, sự kết hợp giữa Phương châm Chất và Lượng hoặc Chất và Quan hệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hài, cho thấy cách thức vi phạm có chủ ý chồng lớp giúp gia tăng hiệu ứng hài hước. Kết quả này củng cố quan điểm về hài kịch độc thoại như một thể loại tận dụng sự phá vỡ kỳ vọng hội thoại. Nghiên cứu đóng góp vào lĩnh vực ngữ dụng học và nghiên cứu hài hước bằng cách làm rõ cách thức sử dụng ngôn ngữ trong hài kịch độc thoại để tạo nên tiếng cười. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng hướng phân tích này bằng cách so sánh mô hình vi phạm có chủ ý phương châm hội thoại giữa các nghệ sĩ hài độc thoại khác nhau và trong các bối cảnh văn hóa đa dạng.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Amianna, J. N. R. P., & Putranti, A. (2017). Humorous situations created by violations and floutings of conversational maxims in a situation comedy entitled How I Met Your Mother. Journal of Language and Literature, 17(1), 97-107. https://doi.org/10.24071/joll.v17i1.598
Anggraini, D. (2014). A pragmatic analysis of humor in Modern Family season 4 (Undergraduate thesis). Universitas Negeri Yogyakarta.
Artikasari, E. P. (2019). Flouting maxims in stand-up comedy act by Sierra Katow: A pragmatics study. Language Horizon: Journal of Language Studies, 7(1). https://doi.org/10.26740/lh.v7n1
Attardo, S. (1994). Linguistic theories of humor. Mouton de Gruyter.
Attardo, S. (2001). Humor and irony in interaction: From mode adoption to failure of detection. In L. Anolli, R. Ciceri, & G. Riva (Eds.), Say not to say: New perspectives on miscommunication (pp. 159-179). IOS Press.
Bochkarev, A. I. (2022). Classification of laughter in stand-up comedies. In V. I. Karasik & E. V. Ponomarenko (Eds.), Topical issues of linguistics and teaching methods in business and professional communication – TILTM 2022 (Vol. 4, pp. 47-53). European Proceedings of Educational Sciences. European Publisher. https://doi.org/10.15405/epes.22104.6
Brodie, I. (2014). A vulgar art: A new approach to stand-up comedy. University Press of Mississippi.
Carolina, C. (2015). An analysis of non-observance maxims in humorous conversation in How I Met Your Mother season 2 (Undergraduate thesis). Sanata Dharma University.
Cutting, J. (2002). Pragmatics and discourse: A resource book for students. Routledge.
Grice, H. P. (1975). Logic and conversation. In P. Cole & J. Morgan (Eds.), Syntax and semantics (Vol. 3, pp. 41-58). Academic Press.
Grundy, P. (2013). Doing Pragmatics (3rd ed.). Oxford University Press.
Hartono, M. A. (2023). Conversational implicature found while Trevor Noah criticizes the government in stand-up comedy show. Foremost Journal, 4(2), 163–175. https://doi.org/10.33592/foremost.v4i2.3723
Hoicka, E. (2014). The pragmatic development of humor. Pragmatic Development in First Language Acquisition, 10, 219. https://doi.org/10.1075/tilar.10.13hoi
Hossain, M. (2021). The application of Grice Maxims in conversation: A pragmatic study. Journal of English Language Teaching and Applied Linguistics, 3(10), 32–40. https://doi.org/10.32996/jeltal.2021.3.10.4
IMDb. (n.d.). Jimmy O. Yang. IMDb. Retrieved April 22, 2025, from https://www.imdb.com/name/nm4497202/
Kehinde, O. F. (2016). A night of a thousand laughs: A pragmatic study of humor in Nigeria. International Journal of Scientific and Research Publications, 6(1), 433–437.
Martin, R. A. (2007). The psychology of humor: An integrative approach. Academic Press.
Mintz, L. E. (1985). Stand-up comedy as social and cultural mediation. American Quarterly, 37(1), 71–80. https://doi.org/10.2307/2712763
Ningsih, P. (2020). The Grice’s maxims analysis of Trevor Noah’s stand-up comedy special performance in 2013 entitled “It’s My Culture” (Graduation paper).
Pradhan, S., Pradhan, S., Laraway, S., & Snycerski, S. (2021). “No laughing matter”: The influence and necessity of the laugh track on humor and enjoyability in a comedic sitcom. The Journal of Communication and Media Studies, 6(4), 1–14. https://doi.org/10.18848/2470-9247/CGP/v06i04/1-14
Puspasari, M. A., & Ariyanti, L. (2019). Flouting maxims in creating humor: A comparison study between Indonesian and American. Prosodi, 13(2), 75–88. https://doi.org/10.21107/prosodi.v13i2.6084
Qiu, J. (2019). Pragmatic analysis of verbal humor in friends—based on Cooperative Principle. Theory and Practice in Language Studies, 9(8), 935. https://doi.org/10.17507/tpls.0908.06
Rafika, R., Yuliasri, I., & Warsono, W. (2020). Flouting of Grice’s maxims in the humorous utterances in American situation comedy 2 Broke Girls. English Education Journal, 10(4), 474–479. https://doi.org/10.15294/eej.v10i4.39465
Raskin, V. (1985). Semantic mechanisms of humor. D. Reidel.
Rotten Tomatoes. (n.d.). Jimmy O. Yang: Good Deal. Rotten Tomatoes. Retrieved April 22, 2025, from https://www.rottentomatoes.com/m/jimmy_o_yang_good_deal
Saefudin, D. P., Mulyadi, & Santosa, P. P. P. (2023). The analysis of flouting maxim in the @Pepekomik comic strip. SALEE: Study of Applied Linguistics and English Education, 4(2), 367–379. https://doi.org/10.35961/salee.v4i2.764
Satria Raharja, A. U., & Rosyidha, A. (2019). Maxim of cooperative principle violation by Dodit Mulyanto in stand-up comedy Indonesia Season 4. Journal of Pragmatics Research, 1(1), 62–77. https://doi.org/10.18326/jopr.v1i1.62-77
Savira, I. Y. (2023). Maxim Flouts in Christian Giacobbe’s Stand Up Comedy Performances (Thesis). State Islamic Studies Ponorogo.
Schwarz, J. (2009). Linguistic aspects of verbal humor in stand-up comedy (Doctoral dissertation). Universität des Saarlandes.
Shade, R. A. (1996). License to laugh: Humor in the classroom. Teacher Ideas Press.
Shaw L. (2024, May 6). Stand-up comedy has tripled in size over the last decade. Bloomberg. Retrieved on April 23, 2025, from https://www.bloomberg.com/news/newsletters/2024-05-05/stand-up-comedy-has-tripled-in-size-over-the-last-decade
Thomas, J. (1995). Meaning in interaction: An introduction to pragmatics. Longman.
Vu, T. (2023, February 13). Stand-up comedy: Has vulgarity become “a specialty”? Tuoi Tre. Retrieved on May 10, 2025, from https://tuoitre.vn/hai-doc-thoai-su-dung-tuc-lai-thanh-dac-san-20230212222954425.htm
Yang, J. O. (2020). Jimmy O. Yang: Good Deal (Video). Amazon Prime Video.
Yule, G. (1996). Pragmatics. Oxford University Press.