ĐÁNH GIÁ BẢN DỊCH CỦA CON NGƯỜI VÀ BẢN DỊCH CỦA AI TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét hiệu quả của Gemini 2.0 Flash, một mô hình ngôn ngữ lớn do Google phát triển, trong việc chuyển ngữ các yếu tố ngôn ngữ mang tính hài hước trong tác phẩm Awful Auntie của David Walliams sang tiếng Việt. Bản dịch do AI tạo ra được đối chiếu với bản dịch của con người, do Phạm Quốc Hưng thực hiện, dựa trên một trong ba nguyên tắc dịch thuật của Nghiêm Phục (Yen Fu, 1854-1921), cụ thể là độ trung thực về phong cách (stylistic fidelity). Kết quả cho thấy mặc dù Gemini 2.0 Flash có thể tạo ra các bản dịch đúng nghĩa đen ở mức cơ bản, mô hình này gặp nhiều khó khăn trong việc truyền tải giọng văn hài hước và phong cách sáng tạo của nguyên tác. AI thường không duy trì được các yếu tố láy âm (assonance, consonance), làm mất đi hiệu ứng âm thanh vốn tạo nên tính hài hước trong văn bản gốc. Bên cạnh đó, AI còn gặp hạn chế trong việc xử lý các từ mới do tác giả sáng tạo (neologisms), thường giữ nguyên tiếng Anh hoặc dịch theo cách thiếu linh hoạt. Đáng chú ý, AI cũng không thể truyền tải hiệu quả các thành ngữ (idiomatic expressions), dẫn đến bản dịch nghe cứng nhắc, thiếu tự nhiên hoặc lệch sắc thái. Ngược lại, bản dịch của con người thể hiện sự linh hoạt trong việc truyền tải ý nghĩa theo văn cảnh, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ phù hợp với văn hóa Việt Nam, và duy trì hiệu quả phong cách hài hước. Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù các công cụ dịch thuật AI có thể hỗ trợ về mặt tốc độ và hiệu suất, chúng hiện vẫn chưa thể thay thế vai trò của người dịch trong việc đảm bảo tính biểu cảm, phong cách và hiệu quả thẩm mỹ của bản dịch văn học, đặc biệt là trong văn học thiếu nhi hài hước.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dịch văn học, đánh giá bản dịch, bản dịch của AI, bản dịch của con người
Tài liệu tham khảo
Delabastita, D. (2011). Literary translation. In Y. Gambier & L. van Doorslaer (Eds.), Handbook of Spanish translation studies (pp. 69–78). John Benjamins. https://doi.org/10.1075/9789027203328
Fu, Y. (1973). General remarks on translation (C. Y. Hsu, Trans.). Renditions, 1, 4–6.
Google. (2025a, February 5). Gemini 2.0: Flash, Flash-Lite and Pro. Google Developers Blog. https://developers.googleblog.com/en/gemini-2-family-expands/
Google. (2025b, February 25). Start building with Gemini 2.0 Flash and Flash-Lite. Google Developers Blog. https://developers.googleblog.com/en/start-building-with-the-gemini-2-0-flash-family/
House, J. (1997). Translation quality assessment: A model revisited. Gunter Narr Verlag.
Klingberg, G. (1986). Children's fiction in the hands of the translators. Almqvist & Wiksell International.
Nida, E. A. (1964). Towards a science of translating: With special reference to principles and procedures involved in Bible translating. Brill.
O’Brien, S. (2011). Collaborative translation. In Y. Gambier & L. van Doorslaer (Eds.), Handbook of translation studies: Volume 2 (pp. 17–20). John Benjamins. https://doi.org/10.1075/hts.2.col1
Oittinen, R. (2000). Translating for children. Garland Publishing.
Venuti, L. (1995). The translator's invisibility: A history of translation. Routledge.
Vermeer, H. J. (1989). Skopos and commission in translational action. Oy Finn Lectura Ab.