MỘT SỐ ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) VÀ CẠNH TRANH PHÁT TRIỂN AI TRÊN BÁO THE GUARDIAN

Nguyễn Tuấn Minh1,
1 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 2 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sự xuất hiện như một cơn lốc của ChatGPT trong năm 2022 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo (AI), tên gọi chung của công nghệ kết hợp giữa công nghệ máy tính, nền tảng big data và máy móc. Công nghệ AI này nhanh chóng gây chú ý với hàng trăm chương trình và chatbot, và dần trở nên quen thuộc với nhiều người, điển hình là AI tạo ảnh Diffusion đã và đang tạo ra trào lưu trên các mạng xã hội, cũng như phần mềm có thể viết luận văn ChatGPT. Bài viết này nghiên cứu các ẩn dụ ý niệm dùng để mô tả AI trên báo The Guardian, một tờ báo có trụ sở tại Vương quốc Anh, để tìm hiểu xem công nghệ này đã được giới thiệu đến người dân bình thường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như thế nào. Sử dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff & Johnson (1980), nghiên cứu này tìm thấy 3 ẩn dụ về AI, bao gồm AI LÀ CON NGƯỜI, AI LÀ ĐỘNG VẬT và AI LÀ MỘT SỨC MẠNH TỰ NHIÊN được hiện thực hóa bởi hơn 100 cụm diễn đạt ở 33 bài báo được chọn. Người nghiên cứu cũng tìm được 5 ẩn dụ ý niệm về sự cạnh tranh phát triển AI giữa các công ty công nghệ. Các ẩn dụ này đã sử dụng các miền nguồn như: CUỘC ĐUA, CHIẾN TRANH, TRÒ CHƠI, CUỘC HỘI THOẠI và KHIÊU VŨ. Từ đó, nghiên cứu thảo luận về một số tác động của những ẩn dụ này đối với cách mọi người nghĩ về AI và cuộc cạnh tranh phát triển AI.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Boyd, S. N. (2020). Software Metaphors. Research Gate. https://www.researchgate.net/publication/265757406_Software_Metaphors
Boucher, P. (2021). What if we chose new metaphors for artificial intelligence? European Parliament. https://www.europarl.europa.eu/thinktank/en/document/EPRS_ATA(2021)690024
Chown, E., & Nascimento, F. (2023). Chapter 3: Digital metaphors. In E. Chown, F. Nascimento (eds.), Meaningful Technologies: How Digital Metaphors Change the Way We Think and Live (pp. 51-72). Lever Press. http://www.jstor.org/stable/10.3998/mpub.12668201.8
Colburn, R. T., & Shute M. G. (2008). Metaphor in computer science. Journal of Applied Logic, 6(4), 526-533. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1570868308000463#sec003
Evan, V., & Green, M. (2006). Cognitive Linguistics - An Introduction. Edinburgh University Press.
Kovecses, Z. (2002). Metaphor: A practical introduction. Oxford University Press
Kovecses, Z. (2020). Extended Conceptual Metaphor Theory. Cambridge University Press.
Lakoff, G., & Johnson, M. (1980). Metaphors We Live By. The University of Chicago Press.
Lakoff, J., & Turner, M. (1989). More than cool reason: A Field Guide to Poetic Metaphors. The University of Chicago Press.
Landi, M. (2023, November 28). Young people the biggest users of generative AI, Ofcom study shows. Independent. https://www.independent.co.uk/tech/teenagers-ofcom-chatgpt-facebook-youtube-b2454508.html
Ma, L., & Liu, A. (2008). A universal approach to metaphor. Intercultural Communication Studies, 17(1). https://web.uri.edu/iaics/files/26-Lin-Ma-Aihua-Liu.pdf
Morozov, E. (March, 2023). The problem with artificial intelligence? It’s neither artificial nor intelligent. The Guardian.
https://www.theguardian.com/commentisfree/2023/mar/30/artificial-intelligence-chatgpt-human-mind
Pragglejaz Group (2007). MIP: A Method for Identifying Metaphorically Used in Discourse. Metaphor and Symbol, 22(1), 1-39.
https://www.researchgate.net/publication/42797372_MIP_A_method_for_identifying_metaphorically_used_words_in_discourse
Sinclair, J. (2005). Corpus and text — basic principles. In M. Wynne (ed.), Developing Linguistic Corpora: A Guide to Good Practice. Routledge.
Wu, J., & Chen, R. (2013). Metaphors Ubiquitous and Internet Terminologies. Journal of Arts and Humanities, 64-78. https://www.theartsjournal.org/index.php/site/article/download/261/190/709