HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH MỸ GỐC DO THÁI TRONG PHIM TÀI LIỆU QUÂN SỰ “CAMP CONFIDENTIAL: AMERICA’S SECRET NAZIS”: PHÂN TÍCH THEO QUAN ĐIỂM CHỨC NĂNG HỆ THỐNG

Huỳnh Hồng Việt Anh, Nguyễn Thị Minh Tâm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo này mô tả một nghiên cứu ngôn ngữ học về hình ảnh người lính Mỹ gốc Do Thái trong bộ phim tài liệu quân sự Camp Confidential: America's Secret Nazis. Khung Ngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday được nhóm tác giả chọn để phân tích các phát ngôn của hai cựu binh Mỹ gốc Do Thái, Arno Mayer và Peter Weiss. Kết quả cho thấy quá trình Vật chất được sử dụng chủ yếu, kế tiếp là các quá trình Quan hệ, Phát ngôn và Tinh thần. Vì các tham thể gắn liền với từng loại quá trình nên Hành thể (Actor) và Đích thể (Goal) của quá trình Vật chất là hai tham thể được sử dụng chủ yếu. Với thành tố chu cảnh, nếu yếu tố Định vị (Location) xuất hiện với tần suất cao nhất thì yếu tố Điều kiện giả định (Contingency) lại có tần suất thấp nhất. Các thành tố trong hệ thống Chuyển tác đều góp phần kiến tạo nên hình ảnh người lính Mỹ gốc Do Thái là những người Do Thái điển hình mang sự thù hận với Đức Quốc xã, là những người kỉ luật, luôn đặt nhiệm vụ lên đầu, và là những người giàu cảm xúc, biết kiểm soát chúng. Bài báo này cũng đã xác định được hai yếu tố có thể dùng để diễn giải cho điểm khác biệt trong ngôn ngữ được sử dụng bởi hai cựu binh: bản chất của vị trí công việc mà họ phải đảm nhận và nội dung mà họ đóng góp vào cốt truyện chung. Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần kiến tạo hình ảnh người lính thân thuộc và gần gũi hơn so với các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này được kì vọng góp phần cụ thể hóa ứng dụng của Ngôn ngữ học chức năng hệ thống trong các nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là các nghiên cứu về nghĩa biểu hiện cũng như về sự thể hiện hình ảnh của người lính qua phim tài liệu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Akmalia, R. (2020). The realization of experiential meaning in Up screenplay (BA thesis). Universitas Negeri Semarang.
Buchalski, T. (2013). The faces of war: Representing warrior archetypes, masculinity, and race in modern war films (MA thesis). University of Colorado.
Choudhry, A., & Chaudhary, F. (2020). Shattering conventional gender roles: Transitivity analysis of Disney's Zootopia. Journal of Languages, Culture and Civilization, 2(4), 221-234. https://doi.org/10.47067/jlcc.v2i4.28
Cooper, N. & Hurcombe, M. (2009). Editorial: The figure of the soldier. Journal of War and Culture Studies, 2, 103-104.
Cserkits, M. (2021). Representation of armed forces through cinematic and animated pieces case studies. Journal of Advanced Military Studies, 12(1), 165-180. https://doi.org/10.21140/mcuj.20211201008
Eggins, S. (2004). Introduction to Systemic Functional Linguistics. Continuum International Publishing Group.
Emamzadeh, Z. & Sabbar, S. (2016). How can cinema justify wars? A qualitative study on war justification in American cinema. Journal of Politics and Law,10, 18-25. https://doi.org/10.5539/jpl.v10n1p18
Evans, B. (2020). Screen memories in true crime documentary: Trauma, bodies, and places in The Keepers (2017) and Casting JonBenet (2017). In Hubbell, A.L., Akagawa, N., Rojas-Lizana, S., Pohlman, A. (Eds.), Places of traumatic memory (pp. 263-283). Palgrave Macmillan Memory Studies. Palgrave Macmillan, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-030-52056-4_13
Halliday, M. A. K, (1994). An introduction to Functional Grammar. Edward Arnold.
Halliday, M. A. K. & Matthiessen, C. M. I. M. (2004). An introduction to Functional Grammar. Edward Arnold.
Halliday, M. A. K., & Matthiessen, C. M. I. M. (2014). Halliday's introduction to Functional Grammar. Routledge.
Halliday, M.A.K. (2004). Dẫn luận Ngữ pháp Chức năng. Translated by Hoàng Văn Vân. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hoàng Văn Vân (2018). “Bánh trôi nước” and three versions of English translation: A Systemic Functional comparison. VNU Journal of Foreign Studies, 34(4), 1-35. https://doi.org/10.25073/2525-2445/vnufs.4279
Jenkins, P. (2022). What is the purpose of a documentary: How they work. Brilliantio. https://brilliantio.com/what-is-the-purpose-of-a-documentary
Lèo Thu Trang (2022). The representation of “B” in the true crime documentary “Abducted in Plain Sight” (BA thesis). University of Languages and International Studies - Vietnam National University, Hanoi.
Machin, D., & Mayr, A. (2013). Personalising crime and crime-fighting in factual television: An analysis of social actors and transitivity in language and images. Critical Discourse Studies, 10(4), 356-372. https://doi.org/10.1080/17405904.2013.813771
McGarry, R. & Ferguson, N. (2012). Exploring representations of the soldier as victim: From Northern Ireland to Iraq. https://doi.org/10.1057/9781137292254_7
McNab, A. (2010). Andy McNab: In the eyes of the army, the BBC stands ‘accused’ over drama. http://www.telegraph.co.uk/culture/tvandradio/8164646/Andy-McNab-In-the-eyes-of-the-Army-the-BBC-stands-Accused-over-drama.html
Matthiessen, C. M. I. M. (1999). The system of transitivity: An exploratory study of text-based profiles. Functions of Language, 6(1), 1-51. https://doi.org/10.1075/fol.6.1.02mat
Nichols, B. (2010). Introduction to documentary (2nd ed., 1-14). Indiana University Press.
Nurhayati, N. (2016). A transitivity analysis on the animation movie dialogues of “Big Hero 6” directed by Don Hall and Chris Williams (Undergraduate). Skekh Nurjati State Islamic Institute.
Sihura, M. (2019). Transitivity process in Frozen movie: A study of Systemic Functional Grammar. International Journal of Systemic Functional Linguistics, 2(2), 79-85. https://doi.org/10.55637/ijsfl.2.2.1480.79-85
Thompson, G. (2014). Introducing Functional Grammar (3rd ed.). Routledge.
U.S. Army. (n.d.). Soldier’s Creed.
Woodward, R., Winter, T. & Jenkings, K. N. (2009). Heroic anxieties: The figure of the British soldier in contemporary print media. Journal of War and Culture Studies, 2, 211-223.