CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÀI DỊCH NỐI TIẾP CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI CÁC PHÒNG HỌC ĐA PHƯƠNG TIỆN: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIẢNG VIÊN

Nguyễn Thị Minh Thảo1,, Nguyễn Thị Huyền1
1 Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt


Nghiên cứu này nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bài dịch nối tiếp của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn bán cấu trúc được biên tập và chỉnh sửa từ nghiên cứu của Chunli và cộng sự (2021). Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 4 giảng viên của Trường Ngoại ngữ - Du lịch, sau đó so sánh và đối chiếu với những lỗi mà sinh viên thường mắc trong bài kiểm tra phiên dịch cuối kỳ 7. Tiêu chí chấm của bài kiểm tra cuối kỳ dựa trên tiêu chí đánh giá phiên dịch được đưa ra trong nghiên cứu của Zwischenberger (2010). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy năng lực ngôn ngữ, kỹ thuật phiên dịch cũng như tâm lý khi dịch có ảnh hưởng lớn đến chất lượng bài dịch nối tiếp của sinh viên. Những yếu tố như chuẩn bị kỹ càng, tránh cầu toàn khi phiên dịch và tăng cường thực hành là những yếu tố giúp sinh viên nâng cao chất lượng bài dịch nối tiếp. Nghiên cứu hy vọng mang đến cho độc giả sự hiểu biết sâu sắc hơn về dịch nối tiếp và thông tin hữu ích cho giảng viên và các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ.


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Arumí Ribas, M. (2012). Problems and strategies in consecutive interpreting: A pilot study at two different stages of interpreter training. Meta: Journal Des Traducteurs, 57(3), 812-835. https://doi.org/10.7202/1017092ar
Christoffels, I., & Groot, A. (2004). Components of simultaneous interpreting: Comparing interpreting with shadowing and paraphrasing. Bilingualism: Language and Cognition Journal, 7(3), 227-240. https://doi.org/10.1017/S1366728904001609
Chunli, Y., Mansor, N. S., Ang, L. H., & Sharmini, S. (2021). Factors influencing the quality of consecutive interpretation from the perspective of interpreter. International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 11(3), 1356-1369.
Garzone, G. (2002). Quality and norms in interpretation. In G. Garzone & M. Viezzi (Eds.), Interpreting in 21st century: Challenges and opportunities (pp. 107-119). John Benjamins.
Gile, D. (2001). Consecutive vs. simultaneous: Which is more accurate? Interpretation Studies, 1, 8-20.
Gile, D. (2009). Basic concepts and models for interpreter and translator training (Rev. ed.). John Benjamins.
Gillies, A. (2019). Consecutive interpreting: A short course. Routledge.
Grbić, N. (2008). Constructing interpreting quality. Interpreting, 10(2), 232-257.
Harto, S. (2014). The practice of interpreting: Errors in note-taking activity. In H. Ahman, M. Kamil, I. Kuntadi, I. Hamidah, A. Widodo, Sardin, B. L. Nuryanti, S. Harto & E. Kurniawan (Eds.), Proceedings the 6th International Conference on Teacher Education: The Standardization of Teacher Education: Asian Qualification Framework (pp. 526-538). Universitas Pendidikan Indonesia Press.
Hu, G. (2006). Adaptation in consecutive interpreting. Perspectives: Studies in Translatology, 14(1), 3-21.
Kurz, I. (2001). Conference interpreting: Quality in the ears of the user. Meta, 46(2), 394-409.
Lu, L. & Chen, Y. (2013). A survey of short-term memory in consecutive interpreting course. In X. Shao (Ed.), Proceedings of the 2013 International Academic Workshop on Social Science (pp. 671-674). Atlantis Press. https://doi.org/10.2991/iaw-sc.2013.148
Moser-Mercer, B. (1996). Quality in interpreting: Some methodological issues. The Interpreters’ Newsletter, 7, 43-55.
Taherian, B., & Janfeshan, K. (2021). The impact of memory on consecutive interpretation quality of Iranian EFL students. Journal of Narrative and Language Studies, 9(16), 135-148.
Weihe, Z. (2007). Principles and methodology for interpreting training. Journal of Guangdong University of Foreign Studies, 3, 5-7.
Westover, J. H., Westover, A. R., & Westover, L. A. (2010). Enhancing long‐term worker productivity and performance: The connection of key work domains to job satisfaction and organizational commitment. International Journal of Productivity and Performance Management, 59(4), 372-387. https://doi.org/10.1108/17410401011038919
Youhua, T. (2009). Factors influencing the quality of the interpretation from Chinese to foreign languages. Journal of Mudanjiang Teachers College (Philosophy Social Sciences Edition), 3, 54-56.
Zwischenberger, C. (2010). Quality criteria in simultaneous interpreting: An international vs. a national view. The Interpreters' Newsletter, 15, 127-142.