BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG HÌNH DỊ NGHĨA TRONG DẠY HỌC TIẾNG HÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ VIỆT NAM

Cầm Tú Tài1,2,
1 Trường Ngoại ngữ - Du lịch
2 Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

: Đồng hình dị nghĩa trong tiếng Hán là hiện tượng cùng một chữ Hán nhưng lại có các âm đọc khác nhau và mang nghĩa khác nhau. Những chữ Hán như vậy thường gây ra lỗi phát âm và hiểu sai nghĩa trong giao tiếp. Nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê, miêu tả phân tích và so sánh đối chiếu để tập trung khảo sát về hiện tượng đồng hình dị nghĩa xuất hiện trong một số giáo trình tiếng Hán đang sử dụng tại Việt Nam, đồng thời cũng tiến hành điều tra trường hợp việc dạy học hiện tượng ngôn ngữ này trong thực tiễn, qua đó bàn luận tới những vấn đề liên quan cần lưu ý trong dạy học. Hy vọng có thể góp thêm tài liệu tham khảo dạy học chuyên ngữ tiếng Hán cho sinh Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cầm, T. T., & Lê, Q. S. (2017). Văn tự Hán và vai trò của giới trong hôn nhân. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, 33(5), 104-112. https://doi.org/10.25073/2525-2445/vnufs.4192
Huang, B. R., & Liao, X. D. (2002). Xiandai Hanyu (zengding wu ben). Gaodeng Jiaoyu chubanshe.
Liu. X. (2009). Duiwai Hanyu Jiaoyuxue Yinlun. Beijing Daxue chubanshe.
Nguyễn, T. G. (2016). Từ điển khái niệm Ngôn ngữ học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Zhang, B. (2008). Xin bian Xiandai Hanyu (di er ban). Fudan Daxue chubanshe.
Zhongguo Shehui Kexueyuan. (2005). Xiandai Hanyu Cidian (di wu ban). Shangwu yinshuguan.
Zhou, X. B., & Li, H. O. (2004). Duiwai Hanyu Jiaoxue Rumen. Zhongshan Daxue chubanshe.