ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU CẢM THÁN TIẾNG HÀN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Với chức năng biểu đạt đa dạng nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc, câu cảm thán được người Hàn sử dụng tương đối nhiều trong đời sống hàng ngày. Một trong những yếu tố làm nên chức năng biểu đạt đa dạng này chính là đặc điểm cú pháp đặc biệt của tiếng Hàn. Nghiên cứu về đặc điểm cú pháp trong tiếng Hàn, mỗi học giả có một cách tiếp cận khác nhau như phân tích đặc điểm từ cảm thán, đuôi kết thúc câu cảm thán, v.v... Tuy nhiên, bài viết này lựa chọn cách tiếp cận mới, chưa được đề cập bài bản trong các nghiên cứu đi trước về câu cảm thán tiếng Hàn. Đó là tìm hiểu đặc điểm cú pháp của câu cảm thán thông qua việc cấu trúc hóa câu cảm thán tiếng Hàn dựa vào nòng cốt câu. Theo đó, bài viết phân loại câu cảm thán tiếng Hàn thành hai loại là câu cảm thán có nòng cốt câu và câu cảm thán không có nòng cốt câu. Ở loại hình thứ nhất, khi dựa vào khả năng kết hợp và vị trí của các từ cảm thán, yếu tố cảm thán với nòng cốt câu lại có thể phân loại cụ thể hơn thành nhiều cấu trúc câu cảm thán. Từ cảm thán và các yếu tố cảm thán trong tiếng Hàn khá phong phú, bao gồm phó từ, trợ từ, tục từ, vĩ tố kết thúc câu dạng cảm thán, v.v… Do vậy, việc kết hợp các từ và yếu tố cảm thán phong phú này với nòng cốt câu để cấu trúc hóa, công thức hóa thành các cách biểu đạt cảm thán sẽ giúp người học và học giả có cái nhìn mới rõ ràng hơn, hệ thống hơn về đặc điểm cú pháp, còn gọi là đặc điểm phương thức tạo câu cảm thán trong tiếng Hàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
câu cảm thán tiếng Hàn, đặc điểm cấu trúc, nòng cốt câu, từ cảm thán, yếu tố cảm thán
Tài liệu tham khảo
Đỗ, M. T. C. (2019). Hangugeowa beteunameseoui munjang kusong daejo yeongu [Master’s thesis, Chonnam National University]. https://lib.skku.edu/#/eds/detail?an=edsker.000004729655&dbId=edsker
Gu, B. K., Park, J. Y., Lee, S. U., & Hwang, S. Y. (2015). Hangugeo munbeop Chongnon 1. Jipmoondang.
Hong, J. S. (2017). Hangugeo kueoui kamtanmun pyohyeon. The Korean Language and Literature, 101, 41-48. http://dx.doi.org/10.21793/koreall.2017.101.37
Hồ, T. T. L. (2007). Câu cảm thán trong tiếng Anh so sánh với tiếng Việt [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh].
Jo, M. H. (2019). Hangugeo kamtanmun siljongui bipanjeok gochal. The Korean Language and Literature, 101, 67. http://www.riss.kr/link?id=A106102304
Joo, M. S. (2007). Hangugeoul munpopgujo. Hankookmunhwasa
Kim, J. S., Kim, I. G., Park, D. H., Lee, B. G., Lee. H. Y., Jong, H. J., Choi, J. S., & Ho, Y. (2005). Woekukineul wihan Hangugeo munbeop 1. Communication Books.
Korean Language Center. (2009). Fun fun Korean 2. Korea University.
Korean Language Center. (2010). Fun fun Korean 3. Korea University.
Lê, T. T. G. (2021, November 6). Đào tạo tiếng Hàn ở Việt Nam – thực trạng và những thách thức trong bối cảnh mới [Conference presentation]. Giáo dục ngoại ngữ online trong thời đại mới: Tìm kiếm giải pháp cho giáo dục tiếng Hàn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn, T. H. N. (2004). Câu cảm thán trong tiếng Việt [Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội]. Repository. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34873
Noh, D. K. (1997). Hangugeoui kamtanmun. Kookhakjaryowon.
Park, J. A. (2018). Hangugeo gyoyukeul wihan kamtansa yeongu [Master’s thesis, Kyung Hee University]. http://www.riss.kr/link?id=T14887566
Phạm, T. V. (2010). Hành động cảm thán trong tiếng Việt [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM]. http://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/17422
Prajuab, Y. (2000). Hangugeowa tekukoul munjanggujo daejo punsok yeongu [Doctoral dissertation, Jeonju University]. http://www.riss.kr/link?id=T9849304
Song, C. S. (2018). Gukokyoyukeseo munhyong kyoyukul pilyosong. The Society of Korean Language and Literature Education, 67, 19-22. http://www.riss.kr/link?id=A105435270
Sun, C. (2019). Jungkukin haksupjarul wihan hangugeo jongkyolomiul kyoyuk yeongu [Master’s thesis, Pusan National University]. https://lib.skku.edu/#/eds/detail?an=edsker.000004649559&dbId=edsker
Sun, X., & Kim, J. (2018). Han-Jung munjang jongkyol yuhyong deajo bunsok yeongu. The Society Of Korean Semantics, 59, 124-126. http://dx.doi.org/10.19033/sks.2018.03.59.109
Tang, Q. (2020). Han-Jung kamthanmun silhyon yangsangul daejo yeongu. Journal of Learner-Centered Curriculum and Instruction, 16, 168-174. http://dx.doi.org/10.22251/jlcci.2020.20.16.165