PHƯƠNG THỨC QRCV NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG HỌC TẬP TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thuật ngữ ‘tư duy phê phán’ ngày càng phổ biến trong giáo dục và giảng dạy ngôn ngữ. Nó là một trong những kỹ năng cốt yếu đối với mọi người học trong thế kỷ 21 (Hughes, 2014). Gần đây người ta cũng đã đặc biệt quan tâm đến các phương thức rèn luyện tư duy phê phán trong học ngoại ngữ. Thông thường sinh viên học ngoại ngữ chuyên ngành ở các nước phi bản ngữ rất khó thụ đắc kiến thức tài chính bằng tiếng Anh mặc dù đã đạt trình độ tiếng Anh cơ bản. Do vậy, bài viết giới thiệu phương thức QRCV để tăng cường kỹ năng tư duy phê phán giúp người học vượt qua những thách thức trong tiếng Anh chuyên ngành. Nguyên tắc cơ bản của phương thức QRCV là Tự vấn, Lập luận, Xem xét vấn đề từ nhiều góc độ, và Trực quan hóa. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định hiêu quả của QRCV trong việc nâng cao kỹ năng tư duy phê phán của người học tiếng Anh chuyên ngành. 72 sinh viên học tiếng Anh tài chính tham gia nghiên cứu. Trong 1 học kỳ, nhóm thực nghiệm (n=36) học môn tiếng Anh tài chính theo phương thức QRCV trong khi nhóm đối chứng học theo cách thức truyền thống. Bài kiểm tra tư duy phê phán trong tiếng Anh chuyên ngành (CTSTFE) được sử dụng làm công cụ kiểm tra trước và sau thực nghiệm, và kết quả thi được chấm theo các tiêu chí tư duy phê phán quan yếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn nhóm đối chứng, đặc biệt là về kỹ năng Xem xét vấn đề từ nhiều góc độ. Nghiên cứu chỉ ra những ứng dụng hữu ích của QRCV trong môn tiếng Anh các chuyên ngành khác nữa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tư duy phê phán, tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh tài chính, tự vấn, lập luận
Tài liệu tham khảo
Ahuna, K. K., Tinnesz, C. G., & Kiener, M. (2014). A new era of critical thinking in professional programs. Transformative Dialogues: Teaching & Learning Journal, 7(3), 1-9.
Alwehaibi, H. (2012). Novel program to promote critical thinking among higher education students: Empirical study from Saudi Arabia. Asian Social Science, 8(11), 193-204.
Astin, A. (1993). What matters in college: Four critical years revisited. Jossey-Bass.
Brookfield, S. D. (1991). Developing critical thinkers: Challenging adults to explore alternative ways of thinking and acting. Open University Press.
Egan, B. D. (2005). The role of critical thinking in effective decision making [White Paper]. Global Knowledge. https://uploads-ssl.webflow.com/5d024b052b8dd5c1a487d582/5ec55c033a09a644a8e82d9f_criticalthinking.pdf
E1-Soufi, N., & See, B. H. (2019). Does explicit teaching of critical thinking improve critical thinking skills of English language learners in higher education? A critical review of causal evidence. Studies in Educational Evaluation, 60, 140-162.
Ennis, R. H. (1985). A logical basis for measuring critical thinking skills. Educational Leadership, 43(2), 44–48.
Ennis, R. H., & Millman, J. (2005). Cornell critical thinking test: Level X (5th ed.). The Critical Thinking Co.™
Facione, P. A. (2000). The disposition toward critical thinking: Its character, measurement, and relation to critical thinking skill. Informal Logic, 20(1), 61-84.
Gellin, A. (2003). The effect of undergraduate student involvement on critical thinking: A meta-analysis of the literature 1991-2000. Journal of College Student Development, 44(6), 746-762.
Hackworth, R. M. (2009). Radiation science educators’ perception of obstacles in the use of critical thinking [Unpublished Doctoral Dissertation]. The Ohio State University.
Halpern, D. F. (1998). Teaching critical thinking for transfer across domains: Dispositions, skills, structure training, and metacognitive monitoring. American Psychologist, 53(4), 449-455.
Hughes, J. (2014). Critical thinking in the language classroom. ELI.
Lai, R. E., & Viering, M. (2012, April). Assessing 21st century skills: Integrating research findings [Paper presentation]. National Council on Measurement in Education, Vancouver.
Li, L. (2016). Integrating thinking skills in foreign language learning: What can we learn from teachers’ perspectives? Thinking Skills and Creativity, 22, 273-288.
Meepian, A., & Wannapiroon, P. (2013). Design of social learning environment as inquiry-based on cloud technology for enhancing the critical thinking skill and collaborative learning. International Journal of e-Education, e-Business, e-Management and e-Learning, 3(3), 253-257.
Nold, H. (2017). Using critical thinking teaching methods to increase student success: An action research project. International Journal of Teaching and Learning in Higher Education, 29(1), 17-32.
Paul, R. W. (1992). Critical thinking: What, why, and how? New Directions for Community Colleges, 77, 3-24.
Sheybani, M., & Miri, F. (2019). The relationship between EFL teachers’ professional identity and their critical thinking: A structural equation modeling approach. Cogent Psychology, 6(1), Article 1592796.
Stedman, N. R., & Adams, B. L. (2012). Identifying faculty's knowledge of critical thinking concepts and perceptions of critical thinking instruction in higher education. NACTA Journal, 56(2), 9-14.
Tindal, G., & Nolet, V. (1995) Curriculum-based measurement in middle and high schools: Critical thinking skills in content areas. Focus on Exceptional Children, 27(7), 1-22.
Watson, G. B., & Glaser, E. M. (1980). Watson-Glaser critical thinking appraisal manual: Forms A and B. The Psychological Corporation.
Willingham, D. T. (2007). Critical thinking: Why is it so hard to teach? American Educator, 31(2), 8-19.