THỂ HIỆN GIỚI TÍNH TRONG CÁC CÂU CHUYỆN DÀNH CHO TRẺ EM: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CHUYỂN TÁC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích chính của nghiên cứu là tìm hiểu những đặc điểm của việc thể hiện giới tính trong các câu chuyện tiếng Anh dành cho trẻ em trên cơ sở phân tích hệ thống chuyển tác - một phần hiện thực hóa nghĩa ý niệm, trong các hệ thống nghĩa của Ngữ pháp chức năng hệ thống, gắn liền với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học nổi danh thế giới, M.A.K Halliday. Các câu chuyện được thu thập từ trang web https://www.bedtimeshortstories.com và được phân tích ở cấp độ mệnh đề/cú và cụm từ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả sáu loại quá trình chuyển tác đều góp phần tạo dựng các câu chuyện, trong đó quá trình vật chất xuất hiện nhiều nhất, tiếp đến là quá trình nói năng, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ, quá trình hành vi và cuối cùng là quá trình tồn tại. Bên cạnh đó, tần suất xuất hiện của nam và nữ được thể hiện khá đồng đều ở tất cả các quá trình chuyển tác, mặc dù một vài định kiến về giới tính vẫn còn tồn tại. Đây có thể là một thách thức cho những ai đang cố gắng sử dụng truyện dành cho trẻ em cho mục đích giáo dục.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thể hiện giới tính, chuyện kể cho trẻ em, hệ thống chuyển tác, Ngữ pháp chức năng hệ thống
Tài liệu tham khảo
Bettelheim, B. (2010). The uses of enchantment: The meaning and importance of fairy tales. Vintage Books.
Davies, B. (1993). Shards of glass: Children reading and writing beyond gendered identities. Hampton Press.
Esen, Y. (2007). Sexism in school textbooks prepared under education reform in Turkey. Journal for Critical Education Policy Studies, 5(2), 109-115. http://www.jceps.com/archives/560
Gharbavi, A., & Mousavi, S. A. (2012). The application of functional linguistics in exposing gender bias in Iranian highschool English textbooks. English Language and Literature Studies, 2(1), 85-93. https://doi.org/10.5539/ells.v2n1p85
Halliday, M. A. K., & Matthiessen, C. M. I. M. (2004). An introduction to functional grammar (3rd ed.). Hodder Arnold.
Helleis, L. D (2004). Differentiation of gender roles and sex frequency in children’s literature [Unpublished doctoral dissertation]. Maimonides University.
Lazar, G. (1993). Literature and language teaching: A guide for teachers and trainers. Cambridge University Press.
Martin, J. R., & White, P. R. R. (2005). The language of evaluation: Appraisal in English. Palgrave Macmillan.
Mathuvi, P. N, Ireri, A. M., Mukuni, D. M., Njagi, A. M., & Karugu, N. I. (2012). An analysis of gender displays in selected children picture books in Kenya. International Journal of Arts, 2(5), 31-38. https://doi.org/10.5923/j.arts.20120205.01
Matthiessen, C. M. I. M. (1999). The system of transitivity: An exploratory study of text-based profiles. Functions of Language, 6(1), 1-51. https://doi.org/10.1075/fol.6.1.02mat
McCabe, J., Fairchild, E., Grauerholz, L., Pescosolido, B. A., & Tope, D. (2011). Gender in twentieth-century children's books: Patterns of disparity in titles and central characters. Gender & Society, 25(2), 197-226. https://doi.org/10.1177%2F0891243211398358
Nazari, A. (2007). Power on the page: Examining embedded power relations in English textbooks for Iranian students. In R. D. Reiss, R. Depalma & E. Atkinson (Eds.), Marginality and difference in education and beyond (pp. 135-148). Trentham Books.
Nguyen, T. T. H. (2017). Language and gender studies: Past and current approaches and debates. VNU Journal of Foreign Studies, 33(6), 150-157. https://doi.org/10.25073/2525-2445/vnufs.421
Sari, N. T. A. (2011). Visible boys, invisible girls: The representation of gender in Learn English with Tito. Indonesian Journal of Applied Linguistics, 1(1), 84 -104. https://doi.org/10.17509/ijal.v1i1.101
Skelton, C. (1997). Revisiting gender issues in reading schemes. Education, 3(13), 37-43. https://doi.org/10.1080/03004279785200091
Smith, D. (1987). The everyday world as problematic: A feminist sociology. Northeastern University Press.
Ullah, H. (2013). Reproduction of class and gender hierarchies through education in Khyber Pakhtunkhwa [Unpublished doctoral dissertation]. Main Library University of Peshawar.