“CÁC SIÊU CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ” TRONG NGÔN NGỮ HỌC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG: KHUNG LÍ THUYẾT DÙNG ĐỂ GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CỦA NGÔN BẢN TRONG NGÔN CẢNH XÃ HỘI

Hoàng Văn Vân1,
1 Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo này liên quan đến cách “các siêu chức năng ngôn ngữ” được học giả M.A.K. Halliday phát triển như thế nào trong lí thuyết Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống, và khung lí thuyết siêu chức năng được sử dụng như thế nào để phân tích và giải thích ý nghĩa của ngôn bản trong ngôn cảnh xã hội. Bài báo gồm năm phần. Phần một giới thiệu chủ đề của bài báo. Phần hai kiểm tra vắn tắt khái niệm “các chức năng ngôn ngữ” trong các mô hình ngôn ngữ học hình thức và phi chức năng hệ thống. Phần ba nghiên cứu chi tiết khái niệm “các siêu chức năng ngôn ngữ” trong mô hình Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống. Nghiên cứu chỉ ra rằng không giống với các mô hình ngôn ngữ học hình thức và phi chức năng hệ thống, Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống khái luận hoá khái niệm “các siêu chức năng ngôn ngữ” không chỉ như là “các cách sử dụng ngôn ngữ” mà còn như là một đặc tính căn bản của chính ngôn ngữ. Để minh hoạ cho khả năng ứng dụng của khung lí thuyết siêu chức năng vào việc phân tích và giải thích ý nghĩa của ngôn bản trong ngôn cảnh xã hội, Phần bốn tiến hành phân tích hai khổ thơ trong bài thơ tiếng Việt nổi tiếng ‘Hai sắc hoa ti-gôn’. Phần năm tóm tắt lại những nội dung đã được nghiên cứu trong bài báo, chỉ ra những lợi thế của khung lí thuyết đa siêu chức năng của Halliday. Nghiên cứu này nhằm góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về ngôn ngữ như là một hệ thống các siêu chức năng, mở ra tiềm năng to lớn cho việc áp dụng mô hình Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống vào giảng dạy, học tập, và nghiên cứu ngôn ngữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Austin, J. L. (1962). How to do things with words. Oxford University Press.
Britton, J. (1993). Language and learning (2nd ed.). Boynton/Cook Publishers Inc.
Butt, D., Fahey, R., Feeze, S., Sprink, S., & Yallop, C. (2003). Using functional grammar: An explorer’s guide (2nd ed.). Robert Burton Printers.
Bühler, K. (1934). Sprachtheorie: die Darstellungsfunktion de Sprache (The theory of language: The representational function of language). Jena.
Cao, X. H. (2004). Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng (Vietnamese: An outline of functional grammar). Nhà xuất bản Giáo dục.
Crystal, D. (2008). A dictionary of linguistics and phonetics (3rd ed.). Blackwell.
Davidse, K. (1987). M. A. K. Halliday’s functional grammar and the Prague school. In R. Dirven & V. Fried (Eds.), Linguistic and literary studies in Eastern Europe: Functionalism in linguistics (Vol. 20, pp. 39-79). John Benjamins.
De Saussure, F. (1983). Course in general linguistics (R. Harris, Trans.). Stanford University Press.
Diệp, Q. B. (1987). Câu đơn tiếng Việt (The simple sentence in Vietnamese). Nhà xuất bản Giáo dục.
Firth, J. R. (1957). Papers in linguistics 1934-1951. Oxford University Press.
Firth, J. R. (1968). Selected papers of J. R. Firth 1952-59. Longman.
Fries, P. H. (1981). On the status of theme in English: Arguments from discourse. Forum Linguisticum, 6(1), 1-38.
Halliday, M. A. K. (1970). Language structure and language function. In J. Lyons (Ed.), New horizons in linguistics (pp. 140-64). Penguin.
Halliday, M. A. K. (1973). Explorations in the functions of language (Explorations in language study). Edward Arnold.
Halliday, M. A. K. (1975). Learning how to mean: Explorations in the development of language. Edward Arnold.
Halliday, M. A. K. (1978). Language as social semiotic: The social interpretation of language and meaning. Edward Arnold.
Halliday, M. A. K. (1985). An introduction to functional grammar (1st ed.). Edward Arnold.
Halliday, M. A. K. (1994). Systemic theory. In R. E. Asher (Ed.), The encyclopedia of language and linguistics (pp. 4505-8). Pergamon Press.
Halliday, M. A. K. (1998). An introduction to functional grammar (2nd ed.). Edward Arnold.
Halliday, M. A. K., & Hasan, R. (1976). Cohesion in English. Longman.
Halliday, M. A. K., & Hasan, R. (1989). Language, context, and text: Aspects of language in a social-semiotic perspective. Oxford University Press.
Halliday, M. A. K., & Matthiessen, C. M. I. M. (2014). Halliday’s introduction to functional grammar (4rd ed.). Routledge.
Halliday, M. A. K., McInntosh, A., & Strevens, P. (1964). The linguistic sciences and language teaching. Longmans.
Hasan, R. (2011). Selected works of Ruqaiya Hasan on applied linguistics. Foreign Language Teaching and Research Press.
Hasan, R., & Perrett, G. (1994). Learning to function with the other tongue: A systemic functional perspective on second language teaching. In T. Odlin (Ed.), Perspectives on pedagogical grammar (pp. 179-226). Cambridge University Press.
Hoang, V. V. (2006). Nominalisation in scientific discourse and the problems related to the translation of nominal group from English into Vietnamese. VNU Journal of Science, 5E, 11-23.
Hoang, V. V. (2012). An experiential of the Vietnamese clause. Nhà xuất bản Giáo dục.
Hoang, V. V. (2018a). “Bánh trôi nước” and three English versions of translation: A systemic functional comparison. VNU Journal of Foreign Studies, 34(4), 1-35. https://doi.org/10.25073/2525-2445/vnufs.4279
Hoang, V. V. (2018b). The language of school science textbooks: A transitivity analysis of seven lessons (texts) in Biology 8. Linguistics and the Human Sciences, 14(1), 1-35. https://doi.org/10.1558/lhs.31751
Hoàng, V. V. (2007). Về khái niệm đề ngữ trong ngôn ngữ học chức năng (On the concept of theme in functional linguistics). Tạp chí Ngôn ngữ, 2(213), 1-10.
Hoàng, P. et al. (2002). Từ điển tiếng Việt (A dictionary of Vietnamese) (In lần thứ 8). Nhà xuất bản Đà Nẵng.
Hoàng, T. P. (1980). Ngữ pháp tiếng Việt: Câu (A grammar of Vietnamese: The sentence). Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp.
Jakobson, R. (1960). Closing statement: Linguistics and poetics. In T. A. Sebeok (Ed.), Style in language (pp. 1-27). MIT Press & Wiley. https://silo.tips/download/12392
Kaushanskaya, V. L. et al. (2008). A grammar of the English language. Airis Press.
Malinowski, B. (1923). Supplement I: The problem of meaning in primitive languages. In C. K. Ogden & I. A. Richards (Eds.), The meaning of meaning: A study of the influence of language upon thought and of the science of symbolism (pp. 298-336). Routledge & Kegan Paul.
Martin, J. R. (1992). English text: System and structure. John Benjamins.
Matthiessen, C. M. I. M. (1992). Interpreting the textual metafunction. In M. Davis & L. Ravelli (Eds.), Advances in systemic functional linguistics: Recent theory and practice (pp. 37-81). Pinter Publishers.
Matthiessen, C. M. I. M. (1995). Lexicogrammatical cartography: English systems. International Language Sciences Publishers.
Matthiessen, C. M. I. M., Teruya, K., & Lam, M. (2010). Key terms in systemic functional linguistics. Continuum.
Morris, D. (1999). The Naked Ape. Delta.
Neubert, A. (2000). Theory and practice of translation studies revisited: 25 years of translator training in Europe. In A. Beeby, D. Ensinger & M. Presas (Eds.), Investigating translation: Selected papers from the 4th International Congress on Translation, Barcelona, 1998 (pp. 13-26). John Benjamins.
Nguyễn, K. T. (1964). Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (Studies in Vietnamese grammar) (Tập 2). Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Nguyễn, T. C. (1999). Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – từ ghép – đoản ngữ (A Vietnamese grammar: Words – compounds – phrases). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ogden, C. K., & Richards, I. A. (1923). The meaning of meaning: A study of the influence of language upon thought and the science of symbolism. Routledge & Kegan Paul.
Searle, J. (1969). Speech acts. Cambridge University Press.
Thompson, G. (2014). Introducing functional grammar (3rd ed.). Routledge.
Wilson, H. (2007). American English grammar. Homibooks Publication Company.