GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC TRUNG QUỐC CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ Ở BẬC ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

Lê Xuân Khai1,
1 Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt


Trước đây, chuyên đề Văn học Trung Quốc luôn được coi là một trong những môn học trọng yếu cung cấp kiến thức về lịch sử, văn hóa và văn học của đất nước bản ngữ của ngôn ngữ mà sinh viên đang theo học ở đại học. Cùng với sự biến đổi của thời đại và sự ra đời của những môn học mới đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, các môn học thuộc chuyên đề Văn học Văn hóa bị thu hẹp về cả phạm vi lẫn chiều sâu nội dung. Thời lượng dành cho môn học ít đi, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, đảm bảo lượng kiến thức, kỹ năng đủ, đồng thời vẫn kích thích được khả năng cảm thụ, sáng tạo của sinh viên, từ đó khơi gợi hứng thú, thúc đẩy nhu cầu quan tâm, tìm hiểu của người học đối với môn học. Một trong những cách tiếp cận phù hợp là đường hướng tích hợp (integrated teaching). Với quan điểm đó, bài viết đưa ra một hướng tiếp cận mới trong giảng dạy các học phần Văn học Trung Quốc bậc đại học và các cách thức tích hợp khác nhau có thể áp dụng.


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.
Bùi, H. (2001). Từ điển Giáo dục học. NXB Từ điển Bách khoa.
Đỗ, N. T. (2017). Định hướng đổi mới chương trình môn Ngữ văn. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 143, 23-27.
Nguyễn, K. H., & Huỳnh, C. M. H. (2013). Dạy học tích hợp trong trường phổ thông Australia. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 42, 7-17.
Phạm, T. H. (2018). Dạy học tích hợp môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh phổ thông. Tạp chí Giáo dục, 440, 30-34.
Trần, B. H. (2006). Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa. NXB Đại học Sư phạm.