TÓM TẮT TIẾNG ANH TRONG BÀI BÁO TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG: NHỮNG ĐẶC TRƯNG TỪ VỰNG-NGỮ PHÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Công trình này nghiên cứu những đặc trưng từ vựng-ngữ pháp của phần tóm tắt tiếng Anh trong bài báo khoa học, chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng. Dữ liệu khảo sát là 30 bài tóm tắt trong 2 tạp chí chuyên ngành quốc tế là English for Specific Purposes Journal và TESOL Quarterly Journal. Lấy cơ sở lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống làm công cụ phân tích, những đặc trưng ngữ pháp-từ vựng được giới hạn ở 3 khía cạnh – hệ thống chuyển tác để tìm hiểu nghĩa kinh nghiệm, hệ thống tình thái để tìm hiểu nghĩa liên nhân, và cấu trúc đề thuyết để tìm hiểu nghĩa văn bản. Kết quả phân tích cho thấy những đặc trưng nổi bật của thể loại tóm tắt trong tiếng Anh. Để diễn đạt nghĩa kinh nghiệm, thể loại này sử dụng đại đa số là quá trình vật chất và quá trình quan hệ; chu cảnh về không gian và thể cách cũng được sử dụng thường xuyên. Thực hiện nghĩa liên nhân, thể loại này không sử dụng nhiều yếu tố tình thái. Để đạt hiệu quả giao tiếp, các tác giả sử dụng thường xuyên đề đơn, không đánh dấu; các loại đề liên nhân và đề văn bản ít được sử dụng thường xuyên. Những kết quả về khía cạnh từ vựng-ngữ pháp được chúng tôi lý giải từ 3 khía cạnh tương ứng của ngữ cảnh. Những kết quả nghiên cứu có những đóng góp đối với thực tiễn dạy tiếng Anh cho các mục đích học thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tóm tắt bài báo, ngữ pháp chức năng, chuyển tác, tình thái, cấu trúc đề ngữ
Tài liệu tham khảo
Cross, C & Oppenhein, C. (2006). A genre analysis of scientific abstracts. Journal of Documentation, Vol. 62 No.4, pp. 428-446.
Downing, A., & Locke, P. (1995). A university course in English grammar. New York: Phoenix ELT.
Eggins, S. (2004). An introduction to systemic functional linguistics (2nd ed.). London, UK: Continuum.
Ge, D. M., & Yang, R. Y. (2005). A genre analysis of research article abstracts. Modern Foreign Languages, 28(2), 38-46.
Halliday, M. A. K. (1978). Language as Social Semiotic: The Social Interpretation of Language and Meaning. London: Edward Arnold.
Halliday, M. A. K., & Matthiessen, C. (2004). An introduction to functional grammar (3rd ed.). Great Britain: Hodder Arnold.
Hartley, J. (2003). Improving the clarity of journal abstracts in Psychology: The case of structure. Science Communication 24(3), 366-379.
Hyland, K. (2000). Disciplinary discourses: Social interactions in academic writing. London, UK: Longman.
Li, Y. (2011). A genre analysis of English and Chinese research article abstracts in Linguistics and Chemistry. (MA Thesis), A Thesis presented to the Falcuty of San Diego State University,
Lorés, R. (2004). On RA abstracts: From Rhetorical structure to thematic organisation. English for Specific Purposes, 23(3), 280-302.
Martín, P. M. (2003). A genre analysis of English and Spanish research paper abstracts in experimental social sciences. English for Specific Purposes, 22(1), 25-43.
Pho, P. D. (2008). Research article abstracts in applied linguistics and educational technology: A study of linguistic realizations of rhetorical structure and authorial stance. Discourse studies, 10 (2): 231-250.
Salager-Meyer, F. (1992). A text-type and move analysis study of verb tense and modality distribution in medical English abstracts. English for Specific purposes, Vol. 11, No. 2, pp. 93-113
Samraj, B. (2005). An exploration of a genre set: Research article abstracts and introduction in two disciplines. English for Specific Purposes, 24(2), 141-156.
Santos, M. B. D. (1996). The textual organization of research paper abstracts in applied linguistics. Text-Interdisciplinary Journal for Study of Discourse, 16(4).
Tseng, F. (2011). Analyses of move structure and verb tense of research article abstracts in applied linguistics. International Journal of English Linguistics. Vol. 1, No. 2, pp. 27-39