TẦN SUẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐỘNG TỪ TƯỜNG THUẬT TRONG CÁC BÀI BÁO NGHIÊN CỨU VỀ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CỦA TÁC GIẢ VIỆT NAM

Bùi Thị Kim Loan1,
1 Trường Đại học Văn Lang (VLU)

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Việc sử dụng động từ tường thuật (RVs) phù hợp trong viết học thuật được xem là rất khó khăn đối với các tác giả viết nghiên cứu người Việt Nam. Nghiên cứu khối liệu này nhằm mục đích khảo sát tần suất và chức năng của RVs được sử dụng trong các bài báo nghiên cứu về giảng dạy tiếng Anh. Khối liệu gồm 35 bài báo nghiên cứu về giảng dạy tiếng Anh được thu thập từ quyển sách kỷ yếu hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh dạng pdf. Dữ liệu được xử lý bằng việc sử dụng Microsoft Word và Microsoft Excel. Kết quả cho thấy các tác giả người Việt Nam viết nghiên cứu về giảng dạy tiếng Anh có khuynh hướng sử dụng nhóm động từ tường thuật trình bày quan điểm trung lập. Kết quả phân tích chức năng của RVs cũng chỉ ra 11 chức năng của RVs, bao gồm đồng tình, tranh luận/thuyết phục, tin tưởng, kết luận, không đồng tình/chất vấn, thảo luận, nhấn mạnh, đánh giá/kiểm tra, giải thích, trình bày và đề nghị. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm kiến thức về RVs cho các tác giả người Việt Nam nghiên cứu về giảng dạy tiếng Anh, các học giả nghiên cứu cũng như sinh viên thuộc các chuyên ngành khác nhau ở đại học, và kết quả nghiên cứu sẽ cũng giúp họ sử dụng RVs trong các bài viết học thuật và xuất bản quốc tế trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bloch, J. (2009). The design of an online concordancing program for teaching about reporting verbs. Language Learning and Technology, 13(1), 59-78.
Charles, M. (2006). Phraseological patterns in reporting clauses used in citation: A corpus-based study of theses in two disciplines. English for Specific Purposes, 25(1), 310- 331. https://doi.org/10.1016/j.esp.2005.05.003
Duong, T. M. & Tran, N. P. (2021). A corpus-based study on reporting verbs used in TESOL research articles by native and non-native writers. VNU Journal of Foreign Studies, 37(3). https://doi.org/10.25073/2525-2445/vnufs.4729
Francis, G., Hunston, S., & Manning, E., (1996). Collins COBUILD grammar patterns 1: Verbs. Harper Collins.
Hyland, K. (1999). Academic attribution: Citation and the construction of disciplinary knowledge. Applied Linguistics, 20(3), 341- 367. https://doi.org/10.1093/applin/20.3.341
Hyland, K. (2002). Authority and invisibility: Authorial identity in academic writing. Journal of Pragmatics, 1(1), 1-18. https://doi.org/10.1016/S0378- 2166(02)00035-8
Jafarigohar, M., & Mohammadkhani, A. (2015). Reporting verbs in applied linguistics research articles by native and non-native writers. Theory and Practice in Language Studies, 5(12), 2490-2496. https://doi.org/10.17507/tpls.0512.08
Study and Learning Center (2012). Degree of strength in use of reporting verbs. RMIT University. https://www.lib.rmit.edu.au/assignment/file s/Reporting_verbs.pdf
Thompson, G., & Ye, Y. (1991). Evaluation in the reporting verbs used in academic papers. Applied Linguistics, 4(1), 365-382. https://doi.org/10.1093/applin/12.4.365
Writing Centre (2014). Verbs for reporting. The University of Adelaide. https://www.adelaide.edu.au/writingcentre/sites/default/files/docs/learningguideverbsforreporting.pdf
Yeganeh, M. T., & Boghayeri, M. (2015). The frequency and function of reporting verbs in research articles written by native Persian and English speakers. Procedia – Social and Behavioral Sciences, 192, 582-586. https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2015.06.097
Yilmaz, M., & Erturk, Z. (2017). A contrastive corpus-based analysis of the use of reporting verbs by native and non-native ELT researchers. Novitas-ROYAL, 11(2), 112-127.