GIAO TIẾP CỦA BÁC SĨ TRONG TƯ VẤN KHÁM BỆNH BẰNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT: MỘT SO SÁNH LIÊN NHÂN TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ SỬ DỤNG CHỦ NGỮ

Nga Nguyen Thanh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo này phân tích chi tiết về cách sử dụng chủ ngữ khi bác sĩ nói tiếng Anh và tiếng Việt giao tiếp với người bệnh tại phòng khám tư vấn. Mục tiêu của nghiên cứu là dựa vào việc sử dụng chủ ngữ của các bác sĩ để so sánh và luận bàn về tính liên nhân ẩn trong lời thoại của hai ngôn ngữ khám tư vấn. Khung lý thuyết nghiên cứu này chấp nhận sử dụng là hệ thống thức (system of mood) của ngôn ngữ học chức năng hệ thống (SFL) bao gồm bốn loại hình chủ ngữ chính: (1) chủ ngữ hiện, (2) chủ ngữ ẩn, (3) chủ ngữ tương tác, và (4) chủ ngữ không tương tác (Halliday và Matthiessen, 2004; Hoàng Văn Vân, 2017). Số liệu của bài báo được thu thập từ việc ghi âm và ghi chép lại 120 đoạn thoại, 60 đoạn bằng tiếng Anh (được tải xuống từ Youtube) và 60 đoạn bằng tiếng Việt (được ghi âm trực tiếp tại các phòng khám) giữa bác sĩ và người bệnh. Mục đích của nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra sự giống và khác biệt của tính liên nhân ẩn sau nguồn tài nguyên từ vựng ngữ-pháp trong các kênh chủ ngữ được so sánh mà còn khẳng định sự cần thiết trong việc thay đổi diễn ngôn khi sử dụng chủ ngữ nhằm khuyến khích phương thức khám tư vấn lấy người bệnh làm trung tâm.

Chi tiết bài viết