NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TRONG CHÍNH SÁCH AN NINH - QUỐC PHÒNG CỦA NHẬT BẢN THỜI GIAN GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC AN NINH KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Với mong muốn sớm trở thành cường quốc “toàn diện” trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở nên gay gắt kể từ thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nhật Bản đã diễn giải lại Hiến pháp nhằm dần hợp pháp hóa quân đội. Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ về quân sự của Trung Quốc cũng như sức mạnh toàn cầu của Mỹ suy giảm, Nội các Nhật Bản thông qua bốn văn bản quan trọng nhất về An ninh quốc phòng, gồm Chiến lược An ninh quốc gia, Đại cương Kế hoạch Phòng vệ, Chương trình Phòng vệ trung hạn (tháng 12/2022), Sách trắng quốc phòng 2023 (tháng 7/2023), qua đó tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng lên 2% GDP, tuyên bố sở hữu khả năng tấn công ra bên ngoài. Cả bốn văn kiện này đều mở đường cho việc hiện đại hóa và tăng cường rõ rệt tiềm lực quân sự và quốc phòng của Nhật Bản để đảm bảo an ninh quốc gia và nâng cao vai trò, ảnh hưởng về chính trị - an ninh tại khu vực và trên thế giới. Động thái này này có thể tạo ra tiền đề thúc đẩy Nhật Bản trở lại gần hơn với sức mạnh quân sự trước Chiến tranh thế giới (CTTG) thứ hai, kích hoạt chạy đua vũ trang, tác động đa chiều đến cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nghiên cứu này nhằm làm rõ nguyên nhân và nội dung của những điều chỉnh trong chính sách an ninh - quốc phòng của Nhật Bản thời gian gần đây, các tác động của sự điều chỉnh này đối với cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Qua đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách phù hợp đối với Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại, an ninh - quốc phòng, cũng như nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Châu Á - Thái Bình Dương, an ninh quốc gia, cạnh tranh chiến lược, chạy đua vũ trang, cấu trúc an ninh
Tài liệu tham khảo
Bộ Ngoại giao Nhật Bản (2013). Nhật Bản đang trở lại. Trang điện tử Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2023, https://www.mofa.go.jp/announce/pm/abe/us_20130222en.html
Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an (2022). Đánh giá an ninh khu vực châu Á - TBD năm 2022. NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
Đỗ, T. T. (2023). Chiến lược an ninh và quốc phòng mới của Nhật Bản: Thay đổi để đối mặt. Tạp chí Thế giới Toàn cảnh, 3, 96-100.
Hoàng, N. (2023). Nhật Bản công bố Sách trắng Quốc phòng 2023. Báo điện tử VTC. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2023, https://vtc.vn/nhat-ban-cong-bo-sach-trang-quoc-phong-2023-ar809139.html
Ngạc, N. (2022). Chiến lược mới của Nhật Bản cho thời mới. Báo điện tử Lao động. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024, https://laodong.vn/the-gioi/chien-luoc-moi-cua-nhat-ban-cho-thoi-moi-1131039.ldo
Quốc hội Nhật Bản (1947). Hiến pháp Nhật Bản. Trang thông tin điện tử Quốc hội Nhật Bản. Truy cập ngày 06 tháng 7 năm 2023, https://nihonscope.com/wp-content/uploads/2016/03/Japanese-Constitution-PDF.pdf
Robert, S. – I., & Derrick, F. (2012). Regional Powers and Security Orders, A theorical Framework. Routledge.
The Yomisuri Shimbum (2023). Denfense White Paper warns of Posibility of Chinese Invasion of Taiwan. The Japan News. Retrieved August 28, 2023, from https://japannews.yomiuri.co.jp/politics/defense-security/20230729-126227/
Trần, T. S. (2023). Tác động của cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và giải pháp thích ứng. Tạp chí Lý luận chính trị, 543, 21-24.
Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thương (2022). Xu hướng chuyển dịch quyền lực trên thế giới hiện nay và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.