ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT LIỆU THẨM MĨ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bài viết tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm của các nhà Việt ngữ học, coi cái biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ là các yếu tố đa dạng thuộc phương tiện vật chất hay còn gọi là chất liệu thẩm mĩ. Chúng tôi sử dụng các thanh công cụ tìm kiếm để xác định tần suất của các từ đơn tiết chỉ chất liệu thẩm mĩ trong thành ngữ tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm chất liệu thẩm mĩ là bộ phận cơ thể có tần suất cao nhất, tiếp đó là nhóm vật thể tự nhiên, động vật, vật thể nhân tạo, thực vật. Với 100 yếu tố của 5 nhóm chất liệu thẩm mĩ, nhóm từ vựng có tần suất cao nhất chiếm 39%, nhóm từ vựng có tần suất thấp nhất chỉ chiếm 12%. Ở các yếu tố đứng đầu của 5 nhóm chất liệu, nhà của nhóm vật thể nhân tạo và cơm của nhóm thực vật có tần suất thấp. Chúng có độ chênh khá lớn so với trời của nhóm vật thể tự nhiên, cá của nhóm động vật, mặt của nhóm bộ phận cơ thể. Chất liệu thẩm mĩ trong thành ngữ tiếng Việt phản ánh chân thực môi trường tự nhiên gần biển, nền văn hóa lúa nước và văn hóa Phương Đông.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thành ngữ, chất liệu thẩm mĩ, tiếng Việt
Tài liệu tham khảo
Nguyễn, T. D. (2013). Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
Hoàng, V. H. (2003). Thành ngữ học tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Trương, T. N. (1995). Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ - không gian trong ca dao. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Sư phạm 1, Hà Nội.
Nguyễn, V. N. (2008). Biểu trưng trong tục ngữ người Việt. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn, N. Y., Nguyễn, V. K., Phan, X. T. (1994). Từ điển thành ngữ Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Hoàng, T. Y. (2021). Chất liệu thẩm mĩ trong tục ngữ tiếng Hàn, tiếng Việt (trên ngữ liệu tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp). Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 9(316), 60-74.