VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CHUYỂN NGỮ CHỨC NĂNG TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ THEO KHUNG THAM CHIẾU CHUNG CHÂU ÂU VỀ NGÔN NGỮ VÀ ĐỐI CHIẾU VỚI DỊCH THUẬT

Phạm Thị Thanh Tú1,
1 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Năm 2001, Hội đồng Châu Âu ban hành Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR - Common European Framework of Reference for Languages) với các định hướng quan trọng trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ nói chung ở các nước Châu Âu và được nhiều quốc gia trên thế giới tham khảo, trong đó có Việt Nam. Theo CEFR, bên cạnh ba hoạt động giao tiếp quen thuộc là tiếp nhận (reception), sản sinh (production) và tương tác (interaction), người học cần thiết phải phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua hoạt động giao tiếp thứ tư được gọi là chuyển ngữ chức năng (mediation). Thông qua việc phân tích các khuyến nghị của CEFR và một số công trình nghiên cứu về chuyển ngữ chức năng của một số nhà nghiên cứu người Đức, bài viết làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa dịch thuật và chuyển ngữ chức năng, chứng minh tầm quan trọng của việc đưa chuyển ngữ chức năng vào giảng dạy ngoại ngữ hiện đại, đồng thời đưa ra gợi ý về loại hình văn bản phù hợp và một số tác vụ nhằm rèn luyện năng lực chuyển ngữ chức năng ở người học trong giờ học ngoại ngữ.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT/BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022). Nội dung dạy học môn Tiếng Đức dành cho lớp chuyên (Ban hành kèm theo Công văn số 4171/BGDĐT/GDTrH ngày 26 tháng 08 năm 2022 của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bohle, F. (2014). Sprachmittlung im Fremdsprachenunterricht: Mit Anwendungsbeispielen für den Spanischunterricht. Diplomica, Hamburg.
Bouchenaki, S. N. (1997). Übersetzen im Deutschunterricht. Trans Nr. 23. https://www.inst.at/trans/23/uebersetzen-im-deutschunterricht/
Dendrinos, B. (2006). Mediation in Communication. Language Teaching and Testing. JAL, 22, 9-35.
Escubairó, J.M.M. (n.d.). Translation and language mediation. Processes and actions to solve various language problems in all fields. Linguapax Review, 8, 53-65.
Glaboniat, M., Müller, M., Rusch, P., Schmitz, H. & Wertenschlag, L. (2017). Profile deutsch. Ernst Klett Sprachen, Stuttgart.
Hansen, I./ Klein, E. (2013). Sprachmittlung im Fremdsprachenunterricht: Akten des Aachener GMF-Tages 2013. Giessener Elektronische Bibliothek 2015.
Hoàng, V. V. (2005). Nghiên cứu dịch thuật. NXB Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
Hürtgen, A. (2018). Sprachmittlung English Klasse 9-10. Cornelsen, Berlin.
Lê, H. Â. (2022). Vai trò kỹ năng “chuyển ngữ chức năng-tình huống” (mediation) trong giáo dục ngoại ngữ và hướng phát triển các hoạt động “chuyển ngữ viết” trong giờ học tiếng Đức tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2022 (tr. 110-122).
Lê, H. Â. (2023). Một số loại hình bài tập chuyển ngữ chức năng Nói nhằm nâng cao tốc độ phản ứng ngôn ngữ cho sinh viên tiếng Đức. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, 39(5), 45-59.
Nguyễn, H. C. (2006). Các phương pháp và thủ pháp dịch thuật. Những vấn đề ngôn ngữ học (tr. 21-49). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn, T. H. (2005). Dịch thuật: Từ lý thuyết đến thực hành. NXB Văn hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
Rössler, A. (2008). Die sechste Fertigkeit? Zum didaktischen Potenzial von Sprachmittlungsaufgaben im Französischunterricht. Zeitschrift für Romanische Sprachen und ihre Didaktik, 2, 53-77.
Senatsverwaltung für Bildung, Jugend und Sport (2016). Handreichungen zur Sprachmittlung in den modernen Fremdsprachen: Englisch, Französisch, Spanisch. Berlin.
Trim, J., North, B., & Coste D. (2023). Gemeinsamer europäischer Referenzrahmen für Sprachen: lernen, lehren, beurteilen. Begleitband. Ernst Klett Sprachen, Stuttgart.