CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH KẾT CẤU BỊ ĐỘNG TIẾNG HÀN SANG TIẾNG VIỆT (QUA TÁC PHẨM “BỐ CON CÁ GAI” - CHO CHANG-IN)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tiếng Hàn và tiếng Việt khác nhau về loại hình ngôn ngữ nên câu bị động tiếng Hàn được chuyển dịch sang tiếng Việt bằng những hình thức khác nhau. Vì lý do đó, bài viết đối chiếu cấu trúc bị động trong tác phẩm “Bố con cá gai” (Cho Chang-In, 2000) và bản dịch tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Thị Thu Vân (2017, 2019) để làm rõ sự giống và khác nhau trong việc sử dụng câu bị động giữa tiếng Việt và tiếng Hàn. Kết quả khảo sát cho thấy cấu trúc bị động tiếng Hàn có thể dịch sang tiếng Việt theo ba hình thức sau: (1) cấu trúc bị động, (2) cấu trúc chủ động, và (3) cấu trúc trung gian (sử dụng ngoại động từ). Bài viết đi từ lý thuyết gắn với phân tích các ví dụ cụ thể nhằm chia sẻ các kinh nghiệm cho những người nghiên cứu về dịch thuật, dịch văn học từ tiếng nước ngoài và là nguồn tham khảo hữu ích cho việc dạy, học môn dịch thuật tiếng Hàn, tập trung vào việc chuyển dịch cấu trúc bị động.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kết cấu bị động, Bố con cá gai, biển công cộng, biển hướng dẫn du lịch, biển song ngữ, lỗi dịch thuật, tục ngữ tiếng Hàn, con mèo, giá trị biểu trưng, dấu ấn văn hóa, danh ngữ, tiếng Đức, tiếng Việt, đối chiếu, khảo sát
Tài liệu tham khảo
Ban, D. Q., & Thuận, N. T. (2000). Lại bàn về vấn đề câu bị động trong tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, 7, 14-21.
Cổn, N. H. (2001), Về vấn đề tương đương trong dịch thuật. Tạp chí Ngôn ngữ, 11.
Cổn, N. H., & Diên, B. T. (2004). Dạng bị động và vấn đề bị động trong tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, 7.
Choi, H. K. (2006). Xem xét lại cấu trúc câu với các động từ ‘받다, 당하다, 되다’ và điều kiện câu bị động. Tạp chí Văn học Hàn Quốc, 92, 159-190.
Chi, Đ. T. Q. (2022), Đối chiếu bị động và vấn đề điểm nhìn của tiếng Việt và tiếng Nhật thông qua bản gốc và bản dịch tác phẩm văn học. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa, 6.
Diên, B. T. (2003). Câu bị động tiếng Anh và các kết cấu tương đương trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hương, N. T. T. (2008). Nghiên cứu so sánh luật bị động Hàn Việt, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kyung Hee, Khoa quốc văn quốc ngữ.
Lan, Đ. T. K. (2020). Đối chiếu câu bị động trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Tạp chí Khoa học Lạc Hồng, 11.
Nam, S. K. (2007). Nghiên cứu tính ngữ pháp của câu bị động tiếng Hàn, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Seoul.
Nghiệu, V. Đ. (2002). So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của “được” “bị’ ‘phải’ trong tiếng Việt với ‘ban’ ‘t’rân’ trong tiếng Khmer. Tạp chí Ngôn ngữ, 3, 13-14.
Son, C. Y. (2016). Nghiên cứu phương án giáo dục câu bị động tiếng Hàn thông qua trình bày quốc ngữ. Viện cao học, Trường Đại học Hallym.
Thản, N. K. (1964). Ngữ pháp tiếng Việt (tập II). NXB Khoa học Xã hội.
Thái, L. X. (1994). Câu chủ - vị tiếng Việt. NXB Khoa học Xã hội.
Thuyết, N. M. (1986). Vai trò của “được” và “bị” trong câu bị động tiếng Việt, Những vấn đề các ngôn ngữ phương Đông. Viện Ngôn ngữ học.
Viện quốc lập quốc ngữ. (2005), Ngữ pháp tiếng Hàn dành cho người nước ngoài. NXB Seoul Communication Books.