TÌM HIỂU VIỆC DỊCH TỪ NGỮ THÔ TỤC SANG TIẾNG VIỆT THÔNG QUA CHIẾN LƯỢC DỊCH PHỤ ĐỀ TRONG BỘ PHIM “NHÀ TÙ SHAWSHANK”
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bài viết tìm hiểu các chiến lược dịch phụ đề được sử dụng để dịch các từ ngữ thô tục trong bộ phim “The Shawshank Redemption”. Sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, nghiên cứu thu thập và phân loại các từ ngữ thô tục trong bộ phim để tìm hiểu và đánh giá chiến lược dịch các biểu ngữ này thông qua phần phụ đề tiếng Việt. Sáu chiến lược dịch được xác định, đó là: Dịch bằng cách sử dụng từ thô tục tương đương; Bỏ qua (không dịch); Sử dụng uyển ngữ; Dịch trực tiếp theo nghĩa đen; Thay thế bằng từ ngữ khác; và Dịch bằng các từ ngữ phổ quát hơn. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy việc Dịch bằng cách sử dụng từ thô tục tương đương ở ngôn ngữ đích là chiến lược được sử dụng chủ yếu vì nó giúp người dịch vừa giữ được các sắc thái của biểu cảm gốc trong khi vẫn đảm bảo sản phẩm dịch được hiểu rõ ở ngôn ngữ đích. Mặc dù hiệu quả, song chiến lược dịch này cũng vấp phải các khó khăn do các rào cản văn hóa gây ra. Nghiên cứu đề xuất ưu tiên sử dụng chiến lược này để duy trì tính trung thực mặc dù phải đối mặt với các thách thức liên quan đến kiểm duyệt và tuân thủ các quy tắc trong ngôn ngữ mục tiêu. Nghiên cứu cũng chỉ ra tính phức tạp của việc dịch các từ ngữ thô tục khi phải tính tới các yếu tố ngữ cảnh, mục đích và thông điệp cần truyền tải. Nhấn mạnh tình trạng từ ngữ thô tục ít được nghiên cứu trong Dịch thuật nghe nhìn, đặc biệt là trong dịch phụ đề, bài viết làm nổi bật vai trò quan trọng của loại từ ngữ này trong miêu tả và thể hiện cảm xúc nhân vật. Cần tiếp tục nghiên cứu dịch thuật phụ đề sang tiếng Việt nhằm tìm hiểu thấu đáo vấn đề để xử lí hiệu quả các thách thức mà các từ ngữ thuộc ngữ vực phi chuẩn này đặt ra. Kết luận rút ra là cần có cách tiếp cận linh hoạt, vừa duy trì tính trung thực vừa giải quyết được những vấn đề phức tạp ngôn ngữ và nhạy cảm văn hóa trong dịch thuật phụ đề, qua đó làm dày thêm nền tảng kiến thức chuyên môn để xử lí hiệu quả những khía cạnh phức tạp của việc dịch các từ ngữ thô tục trong các nội dung nghe nhìn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
từ thô tục, dịch phụ đề, chiến lược dịch, ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ đích, bộ phim Nhà tù Shawshank
Tài liệu tham khảo
Allan, K. (2015). When is a slur not a slur? The use of nigger in “Pulp Fiction”. Language Sciences, 52(1), 187-199. https://doi.org/10.1016/j.langsci.2015.03.001
Allan, K., & Burridge, K. (1991). Euphemism & dysphemism. Oxford University Press, USA.
Allan, K., & Burridge, K. (2006). Forbidden words: Taboo and the censoring of language. Cambridge University Press.
Ávila-Cabrera, J. J. (2015). Subtitling Tarantino’s offensive and taboo dialogue exchanges into European Spanish: the case of Pulp fiction. Revista de Lingüística Y Lenguas Aplicadas [Journal of Linguistics and Applied Languages], 10(1), 1. https://doi.org/10.4995/rlyla.2015.3419
Baker, M. (1992). In other words: A coursebook on translation. Routledge.
Ballester, A. (1995). La política del doblaje en España [The politics of dubbing in Spain]. EPISTEME.
Ben-Slamia, F. (2020). Translation strategies of taboo words in interlingual film subtitling. International Journal of Linguistics, Literature and Translation, 3(6). https://doi.org/10.32996/ijllt.2020.3.6.9
Bogucki, Ł. (2004). The constraint of relevance in subtitling. JoSTrans: The Journal of Specialised Translation, 2004(1), 71-88. https://www.jostrans.org/issue01/art_bogucki_en.php
Bouchara, A. (2021). Taboos as a cultural cleavage between Muslim immigrants and secular Western publics: Bridging the gaps by viewing integration as a two-way process. Islamophobia Studies Journal, 6(2), 228. https://doi.org/10.13169/islastudj.6.2.0228
Bourdieu, P. (1980). Le capital social [The Social capital]. Actes de La Recherche En Sciences Sociales [Proceedings of Research in Social Sciences], 31(1), 2-3. https://www.persee.fr/doc/arss_0335-5322_1980_num_31_1_2069
Brondeel, H. (2002). Teaching subtitling routines. Meta, 39(1), 26-33. https://doi.org/10.7202/002150ar
Cintas, J. D. (2003). Audiovisual translation in the third millennium. In M. Rogers (Ed.), Translation today: Trends and perspectives. Multilingual Matters.
Creswell, J. W. (2014). Research design: Qualitative, quantitative, and mixed methods approaches (4th ed.). Sage Publications Ltd.
Crisafulli, E. (1997). Taboo language in translation. Perspectives, 5(2), 237-256. https://doi.org/10.1080/0907676x.1997.9961314
Davoodi, Z. (2007). On the translation of the taboos. Translation Studies, 21(1), 130-137.
Diaz-Cintas, J. (2018). Audiovisual translation: Subtitling. Taylor & Francis.
Douglas, M. (1966). Purity and danger: An analysis of concept of pollution and taboo. Routledge.
Encyclopedia Britannica. (2016). Taboo | Sociology. In Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/topic/taboo-sociology
Finn, E. (2017). Swearing: The good, the bad & the ugly. ORTESOL Journal, 34(1), 17-26. https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1152392.pdf
Fromkin, V., Rodman, R., & Hyams, N. (2017). Introduction to language. Wadsworth.
Gottlieb, H. (2001). Texts, translation and subtitling - in theory, and in Denmark. In Translators and translations. Aarhus Universitetsforlag.
Greenall, A. K. (2011). The non-translation of swearing in subtitling: Loss of social implicature? In Audiovisual translation in close-up: Practical and theoretical approaches (pp. 45-60). Peter Lang.
Hofstede, G. (1991). Cultures and organizations: Software of the mind. McGraw-Hill.
Holden, L. (2001). Taboos: Structure and rebellion. The Institute for Cultural Research.
Jay, T. (1992). Cursing in America: A psycholinguistic study of dirty language in the courts, in the movies, in the schoolyards and on the streets. John Benjamins.
Koolstra, C. M., Peeters, A. L., & Spinhof, H. (2002). The pros and cons of dubbing and subtitling. European Journal of Communication, 17(3), 325-354. https://doi.org/10.1177/0267323102017003694
Larson, M. L. (1998). Meaning-based translation: A guide to cross-language equivalence. University Press of America.
Le, M. T., & Tran, T. P. T. (2021). Thực trạng hành vi nói tục, chửi tục trong giao tiếp của sinh viên hiện nay [The current state of students’ use of profanity in communication]. Vietnam Journal of Psychology, 3(3), 23-35.
McEnery, T. (2004). Swearing in English bad language, purity and power from 1586 to the present. Routledge.
Munday, J. (2009). Introducing translation studies. Routledge.
Newmark, P. (1988). A textbook of translation. Prentice-Hall International.
Nguyen, T. T. N. (1993). Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá trong các lối chửi của người Việt [Language and cultural characteristics in the swearing styles of Vietnamese people]. Journal of Linguistics, 1993(1), 32-38. https://tranngocthem.name.vn/tong-muc-luc-website/76-nguyen-thi-tuyet-ngan-dac-trung-ngon-ngu-van-hoa-trong-cac-loi-chui-cua-nguoi-viet.html
Nguyen, V. K. (2023). Revisiting the nexus of culture and language in foreign language education. Journal of Language & Life, 347(11b), 233-242.
Nornes, A. M. (2004). For an abusive subtitling. In The translation studies reader (pp. 447-469). Routledge.
Pham, V. T. (2013). Nói tục & Viết tục [Spoken and written profanity]. VNU Bulletin, 265(3), 66-67.
Rakhmaniyah, R. (2017). Swear words used by undergraduate students of Engineering College in Surabaya. TELL-Teaching English Language Literature, 1(1), 48-63. https://doi.org/10.30651/tell.v1i1.521
Suha, A. R. S., & Sudarwati, E. (2021). What you are is what you say: An analysis of taboo words on Tiktok. Jurnal Kata: Penelitian Tentang Ilmu Bahasa Dan Sastra [Word Journal: Research on Language and Literature Science], 5(2), 321-332.
http://publikasi.lldikti10.id/index.php/kata/article/download/438/247/2830
Surge AI. (2023, June 3). The obscenity list. GitHub. https://github.com/surge-ai/profanity
Tran, N. T. (2001). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam [Discovering the identity of Vietnamese culture]. Ho Chi Minh City Publishing House.
Venuti, L. (1995). The translator’s invisibility: A history of translation. Routledge.
Vinay, J. P., & Dalbernet, J. (1995). A methodology for translation. In The translation studies reader (pp. 84-93). Routledge.
Vinay, J. P., J Darbelnet, & Sager, J. C. (1995). Comparative stylistics of French and English: A methodology for translation. Benjamins.
Wardhaugh, R., & Fuller, J. M. (2015). An introduction to sociolinguistics (7th ed.). John Wiley & Sons.