SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH THÔNG QUA THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN, ĐHQGHN) là một trong những cơ sở giáo dục đại học có điểm đầu vào cạnh tranh nhất trong khối các trường đại học đào tạo ngoại ngữ và giáo viên ngoại ngữ tại Việt Nam. Hội đồng tuyển sinh của ĐHNN, ĐHQGHN cần các công cụ sàng lọc chính xác và hiệu quả để lựa chọn được đúng các ứng viên có tiềm năng. Nghiên cứu này° khám phá dữ liệu từ một nhóm 1659 sinh viên năm thứ nhất trong năm học 2022-2023. Dựa trên kết quả tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của những sinh viên này, nhóm tác giả bước đầu đánh giá tính hiệu quả của các phương thức tuyển sinh trong việc tuyển chọn ra các ứng viên có chất lượng phù hợp thông qua phân tích kết quả học tập sau năm học đầu tiên của các em. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ chỉ ra được đối tượng tuyển sinh nào có kết quả học tập sau năm học đầu tiên tốt hơn, từ đó đưa ra những dự báo, đề xuất các đối tượng, phương thức tuyển sinh phù hợp trong bối cảnh các cơ sở giáo dục được trao quyền tự chủ tuyển sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tuyển sinh, giá trị tiên đoán, tính tương quan, kết quả học tập, đo lường trong giáo dục
Tài liệu tham khảo
Atkinson, R. C., & Geiser, S. (2009). Reflections on a century of college admissions tests. Educational Researcher, 38(9), 665-676. https://doi.org/10.3102/0013189X09351981
Brown, H. D. (2004). Language assessment: principles and classroom practices. Pearson/Longman.
Burton, N., & Ramist, L. (2001). Predicting success in college: SAT studies of classes graduating since 1980 (College Board Research Report No. 2001-2.). College Board. https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED562836.pdf
Camara, W. J., & Kimmel, E. W. (2005). Choosing students: Higher education admissions tools for the 21st century. Lawrence Erlbaum Associates, Inc.
Hoffman, J., & Lowitzki, K. (2005). Predicting College Success with High School Grades and Test Scores: Limitations for Minority Students. The Review of Higher Education, 28, 455-474.
Hughes, A. (2003). Testing for language teachers. Cambridge University Press.
Kobrin, J. L., Patterson, B. F., Shaw, E. J., Mattern, K. D., & Barbuti, S. M. (2008). The validity of the SAT for predicting first-year college grade point average (College Board Research Report 2008–5). The College Board.
Kobrin, J. L., & Patterson, B. F. (2011). Contextual factors associated with the validity of SAT scores and high school GPA for predicting first-year college grades. Educational Assessment, 16(4), 207-226. https://doi.org/10.1080/10627197.2011.635956
Soares, J. A. (2012). SAT wars: The case for test-optional college admissions. Teachers College Press.
Zwick, R., & Himelfarb, I. (2011). The effect of high school socioeconomic status on the predictive validity of SAT scores and high school grade-point average. Journal of Educational Measurement, 48(2), 101-121. https://doi.org/10.1111/j .1745-3984.2011.00136.x