Tiếng Anh trong quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học ở Việt Nam
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích của bài viết này là thảo luận vai trò của tiếng Anh trong quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học ở Việt Nam. Bài viết bắt đầu bằng việc trình bày hai khái niệm “quốc tế hóa” và “toàn cầu hóa” và thảo luận những tác động của hai quá trình này đối với giáo dục đại học. Sau đó bài viết chỉ ra những cơ hội mà quốc tế hóa và toàn cầu hóa mang lại cho giáo dục đại học ở Việt Nam và những thách thức giáo dục đại học Việt Nam gặp phải do kết quả của quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Saukhi thảo luận những vấn đề trên, bài viết chuyển sang thảo luận vai trò của tiếng Anh trong quá trình toàn cầu hóa giáo dục đại học ở Việt Nam. Bài viết mô tả vắn tắt hiện trạng của việc dạy và học tiếng Anh ở bậc đại học, trình bày một số nhầm tưởng về yêu cầu sản phẩm đầu ra của tiếng Anh như một môn học. Trong phần kết luận, bài viết lập luận rằng do quốc tế hóa giáo dục đại học đang trở thành một xu thế tất yếu cho nên tiếng Anh sẽ có nhiều vai trò hơn ở Việt Nam. Thực tế này yêu cầu phải có một tầm nhìn mới đối với giảng dạy và nghiên cứu; nó tạo ra các nhu cầu thực sự để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục, các nhà hoạch định chính sách ngoại ngữ và giáo viên tiếng Anh nhận thức lại vai trò của tiếng Anh trong việc phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, để tiếng Anh thực sự trở thành cánh cửa cho chúng ta tiếp thu khoa học công nghệ của thế giới và tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
quốc tế hóa, toàn cầu hóa, giáo dục đại học, ngôn ngữ toàn cầu, sự nhầm tưởng
Tài liệu tham khảo
[2] Crystal, D. (1997) English as a Global Language. Cambridge: Cambridge University Press
[3] Đỗ Huy Thịnh (1999). Foreign Language Education Policy in Vietnam: The Emergence of English and Its Impact on Higher Education. In Partnership and Interaction: Proceedings of the Fourth International Conference on Language and Development, Hanoi, Vietnam. October, 13 – 15, pp. 29 – 42.
[4] Hoàng Văn Vân. Về nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học – ĐHQGHN. 2007
[5] Phillips, M. K. & Shettlesworth C. C. (1987). How to Arm Your Students: A Consideration of Two Approaches to Providing Materials for ESP. In Methodology in TESOL: A Book of Readings. Long, M. H. & J. C. Richards (Eds.). Massachusetts: Heinly & Heinly Publishers.
[6] Tickoo, M. L. (1987). Ideas and Practice in Statelevel Syllabuses: An Indian Perspective. In Language Syllabuses: State of the Art. Tickoo, M. L. (Ed.). Anthology Series 18. Singapore: SEAMEO Regional Language Centre, pp. 110- 146.
[7] Hoàng Văn Vân (2008). Nghiên cứu thực trạng dạy và học tiếng Anh ở các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (Đề án nghiên cứu theo đặt hàng của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002). Các văn bản pháp luật về đào tạo sau đại học (Tài liệu lưu hành nội bộ, tái bản có bổ sung), Hà Nội.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ. (Ban hành theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 5 tháng 8 năm 2008).
[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ. (Ban hành theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT, ngày 07 tháng 5 năm 2009).
[11] Hoàng Văn Vân (2007). Teaching Foreign Languages as a subject at tertiary level in Vietnam: Which register should we teach, general, academic, or a combination of the two? Plenary paper presented at the Conference: TESOL in the Internationalization of Higher Education in Vietnam held at the University of Hanoi, May, 12th, 2007.
[12] Thủ tướng Chính phủ (2008). Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 (Teaching and Learning Foreign Languages in the National Education System, Period 2008-2020). (Ban hành theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008).
[13] Halliday, M. A. K. (1989). Some Grammatical Problems in Scientific English. (In) Australian Review of Applied Linguistics: Genre and systemic functional studies, pp. 14 – 37.
[14] Phillipson, R. (1997). Linguistic Imperialism. Oxford: Oxford University Press.