Chủ nghĩa tự nhiên trong tiểu thuyết Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn đầu thế kỉ XX (Qua tác phẩm “Làm đĩ” của Vũ Trọng Phụng và “Gamja” của Kim Dong In)

Thu Nguyễn Lệ1,
1 Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Quá trình hiện đại hóa của hai nền văn học Việt Nam và Hàn Quốc diễn ra trong hoàn cảnh thuộc địa với nhiệm vụ thiết yếu là sáng tạo để bảo vệ, giữ gìn bản sắc dân tộc và giải phóng dân tộc. Trong quá trình ấy, sự tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên nói riêng và văn học phương Tây nói chung đều xảy ra ở mỗi nước theo những cách khác nhau, một bên là trực tiếp (trường hợp Việt Nam) và một bên là khúc xạ qua lăng kính Nhật Bản (trường hợp Hàn Quốc). Bài viết đặt vấn đề tìm hiểu ảnh hưởng của trào lưu văn học chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm của hai nhà văn thuộc địa Hàn Quốc và Việt Nam là Kim Dong In và Vũ Trọng Phụng. Bài viết cũng chỉ ra sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa tự nhiên phương Tây ở hai nhà văn thuộc địa này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Từ điển văn học, Nhà xuất bản Thế giới, 2005.
[2] 강인숙, 자연주의문학론 I, II, 고려원, 1991.
[3] 권영민, 한국현대문학사 1, 민음사, 2004.
[4] 강인숙, 김동인 작가의 생애와 문학, 건국대학교출판부, 1999.
[5] 김동인, 감자 (김동인 단편선), 문학과지성사, 2008.
[6] Vũ Trọng Phụng, Làm đĩ, NXB Văn học, 2006.
[7] Nguyễn Hữu Hiếu, Từ tiểu thuyết “Gia đình” của Shimazaki Toson suy nghĩ về khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2.2012.