Thông điệp chống phân biệt chủng tộc trong thể loại phim blaxploitation
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
“Blaxploitation” (được cấu thành từ hai từ “black” và “exploitation”) là thể loại phim mà đặc trưng của nó là khai thác hình ảnh của người da đen nhằm lôi kéo chính khán giả người da đen đến rạp. Các phim thuộc thể loại blaxploitation ra đời rầm rộ nhất trong những năm 70 như một nỗ lựcnhằm kể những câu chuyện “khác” về cộng đồng người da đen, và là lời đáp trả của các đạo diễn Holywood trước sự chỉ trích rằng các nhân vật da đen trong phim từ xưa đến nay luôn bị gán cho những tính cách phản diện. Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ đặt lại các bộ phim blaxploitation vào bối cảnh lịch sử ra đời của chúng với mong muốn đánh giá cách thức các phong trào và tư tưởng chống phân biệt chủng tộc trong giai đoạn lịch sử đó được thể hiện trong các phim blaxploitation như thế nào. Bài viết cũng so sánh các bộ phim blaxploitation với các phim về đề tài phân biệt chủng tộc được làm trong những năm 1990 và 2000 để làm nổi bật lên cách thức các nhân vật da trắng và da đen được xây dựng trong phim và cách thức thể hiện mối quan hệ quyền lực giữa các nhân vật trong phim. So sánh các bộ phim về đề tài phân biệt chủng tộc trong các giai đoạn khác nhau cũng cho thấy những va chạm chủng tộc đã mang một sắc điệu khác trong ngôn ngữ điện ảnh: đó là xu hướng cổ vũ hòa giải thay cho xung đột.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Blaxploitation, phân biệt chủng tộc, phân tích phim, văn hóa đại chúng
Tài liệu tham khảo
[2] Walker, S., Chapter 6: Black is Beauty in Style and Status: Selling Beauty to African American Women, 1920-1975, University Press of Kentucky, 2007.
[3] Smith, M.R., “Afro Thunder!: Sexual Politics & Gender Inequity in the Liberation Struggles of the Black Militant Woman”, Michigan Feminist Study Number 22, Fall 2009, 62-77.
[4] Koven, M.J., Pocket Essential Blaxploitation, Trafalgar Square Publishing, 2001.
[5] Sieving, C. She’s a stimulatin’, fascinatin’, assassinatin’ chick! - Pam Grier as Star Text”, Screening Noir Fall/ Winter 2005, 9-31
[6] Yearwood, G.L., Black Film as a Signifying Practice: Cinema, Narration and the African American Aesthetic Tradition, Africa World Press, Inc. 2000.