Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn, tiếng Việt)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bài viết phân tích ảnh hưởng của các yếu tố ngữ dụng-tình thái đến thực hiện hành động hỏi dựa trên ngữ liệu hội thoại tiếng Hàn, tiếng Việt. Kết quả phân tích cho thấy:
(1) Độ tường minh tiền giả định ảnh hưởng trực tiếp đến vận động hội thoại và cấu trúc đoạn thoại chứa cặp trao đáp hỏi-trả lời.
(2) Tỉnh lược ngôn ngữ giúp thực hiện hành động hỏi một cách tiết kiệm, làm tăng tính liên kết phát ngôn… nhưng cũng có thể khiến tiền giả định trở nên thiếu tường minh, tăng áp lực yêu cầu cung cấp thông tin, đe dọa thể diện của đối tượng giao tiếp. Tỉnh lược khiến nhóm biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi gián tiếp lược thành phần nghi vấn thay đổi hình thức kết cấu (từ kết cấu hỏi thành trần thuật hoặc cảm thán), thay đổi về tính chất (từ biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp thành biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi gián tiếp).
(3) Áp lực yêu cầu cung cấp thông tin của các tiểu nhóm phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi là không như nhau. Áp lực yêu cầu cung cấp thông tin tỉ lệ nghịch với mức độ tôn trọng và tỉ lệ thuận với đe dọa thể diện.
(4) Phép dùng kính ngữ trong tiếng Hàn, tiếng Việt, yếu tố kèm lời, phi lời; các từ/ ngữ/ biểu thức đi kèm… có ảnh hưởng ít nhiều đến thực hiện hành động hỏi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Yếu tố ảnh hưởng, hành động hỏi, tiền giả định, tỉnh lược ngôn ngữ, áp lực yêu cầu cung cấp thông tin, phép kính ngữ, tiếng Hàn
Tài liệu tham khảo
[2] Mai Thị Kiều Phượng, (2007), Phát ngôn chứa hành động hỏi trong giao tiếp mua bán bằng tiếng Việt, luận án tiến sĩ, ĐH Sư phạm thp. Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Việt Tiến (2002), Hỏi và câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học (trên cứ liệu tiếng Pháp, có so sánh với tiếng Việt), luận án tiến sĩ, ĐHKHXH & NV-ĐHQG HN.
[4] Choi Myung Ok (1976), Nghiên cứu phương pháp thể hiện nghi vấn trong tiếng Hàn hiện đại, Haksulwon, chuyên san KHXH, số 15. 최명옥(1976) 현대국어의 의문법 연구,집,인문사회과학편 15.
[5] Park Jong Gap (1982), Câu nghi vấn và hành động ngôn ngữ gián tiếp, Ngôn ngữ và văn học Youngnam, số 9, tr.55-76. 박종갑 (1982), 의문문과간접 언어행위, 영남어문학, 호, 55-76.
[6] Seo Jung Mok (1987), Nghiên cứu câu hỏi tiếng Hàn, Nxb Tapchulpansa. 서정목 (1987), 국어의문문 연구.
[7] Kim Gil Young và cộng sự, (2003), Ngữ dụng học tiếng Hàn, Nxb Sejong . 김길영 외, 한국어화용론, 세종출판사, 2003.
[8] Phạm Văn Tình (2002), Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt, Trung tâm KHXH và NVQG, Nxb KHXH.
[9] Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội, những vấn đề cơ bản, Nxb KHXH, 340 tr.
[10] Vũ Thị Thanh Hương (2002), Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1(148), tr.8-14.
[11] Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa-ngữ dụng câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng Việt), luận án, ĐHKH XH & NV, ĐHQGHN.
[12] Hoàng Thị Yến (2013), Tiền giả định và vận động hội thoại trong đoạn thoại chứa cặp trao đáp hỏitrả lời tiếng Hàn, Nhân lực KHXH, số 4(5) 2013, tr 68-75.
[13] Hoàng Thị Yến (2013), Hiện tượng tỉnh lược trong biểu thức ngữ vi hỏi trực tiếp tiếng Hàn, Ngôn ngữ và đời sống, số 5/2013, tr.23-30.
[14] Viện Ngôn ngữ quốc gia Hàn Quốc (2005), Ngữ pháp tiếng Hàn cho người nước ngoài 2 (Dụng pháp), Communication books. 국립국어원 지음, 외국인을 위한 한국어 문법 2 (용법편), 커뮤니케이션 북스, 906 tr.
[15] Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập, tập 2: Đại cương-Ngữ dụng học-Ngữ pháp văn bản, Nxb Giáo dục, 927 tr.