XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG GIÁO DỤC BIÊN – PHIÊN DỊCH: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Biên dịch viên và phiên dịch viên chuyên nghiệp đang đóng vai trò ngày càng thiết yếu trong quá trình giao tiếp xuyên quốc gia và liên văn hóa trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Việc này đã đặt ra nhu cầu không ngừng cải tiến chất lượng chương trình giáo dục biên phiên dịch để có thể đào tạo được biên dịch viên, phiên dịch viên có chất lượng tốt. Mặc dù các chương trình đào tạo của các quốc gia có nhiều khác biệt, tuy nhiên đều bao gồm một số yếu tố giống nhau, và một trong số đó là chương trình giảng dạy. Do tầm quan trọng của chương trình giảng dạy nên việc xây dựng chương trình đào tạo đã được quan tâm đáng kể trong thời gian gần đây. Nghiên cứu này trình bày tổng quan lý thuyết về các khía cạnh quan trọng nhất của việc xây dựng chương trình đào tạo, bao gồm các khái niệm cơ bản, các nền tảng quan trọng (trong đó có triết học, lịch sử, tâm lý học và xã hội học) và các mô hình của chương trình đào tạo. Nghiên cứu này phù hợp với những người làm quản lý, người xây dựng chương trình đào tạo, nhà giáo dục và giáo viên với mục đích cung cấp kiến thức nền tảng sâu và phù hợp và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
giáo dục biên phiên dịch, chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, nền tảng chương trình đào tạo, mô hình chương trình đào tạo, năng lực
Tài liệu tham khảo
Dewey, J. (1997). Experience and education (1st Touchstone ed.). Simon & Schuster Inc.
Gile, D. (2009). Basic concepts and models for interpreter and translator training (revised ed.). John Benjamins Publishing Company.
Goodlad, J. I., Ammons, M. P., Buchanan, E. A., Griffin, G. A., Hill, H. W., Iwańska, A., Jordan, J. A., Klein, M. F., McClure, R. M., Richter, M. N. Jr., Tye, K. A., Tyler, L. L., Wilson, E. C. (1979). Curriculum inquiry: The study of curriculum practice. McGraw-Hill.
Greeno, J. G., Collins, A. M., & Resnick, L. B. (1996). Cognition and learning. In D. C. Berliner & R. C. Calfee (Eds.), Handbook of educational psychology (1st ed., pp. 15-46). Simon & Schuster Inc.
Jackson, P. W. (1992). Conceptions of curriculum and curriculum specialists. In P. W. Jackson (Ed.), Handbook of research on curriculum: A project of the American educational research association (1st ed., pp. 3-40). Macmillan.
Kelly, D., & Martin, A. (2009). Training and education. In M. Baker & G. Saldanha (Eds.), Routledge encyclopedia of translation studies (2nd ed., pp. 294-299). Routledge.
Ornstein, A. C., & Hunkins, F. P. (2018). Curriculum: Foundations, principles, and issues (7th ed.). Pearson Education Limited.
Pym, A. (1998). Ausbildungssituation in aller Welt (Überblick). In M. Snell-Hornby, H. G. Hönig, P. Kußmaul & P. A. Schmitt (Eds.), Handbuch translation (pp. 33-36). Stauffenburg.
Pym, A. (2011). Training translators. In K. Malmkjær & K. Windle (Eds.), The Oxford handbook of translation studies (1st ed., pp. 313-321). Oxford University Press. https://doi.org/10.1093/oxfordhb/9780199239306.013.0032
Renfer, C. (1991). Translator and interpreter training: A case for a two-tier system. In C. Dollerup & A. Loddegaard (Eds.), Teaching translation and interpreting (pp. 173-184). John Benjamins Publishing Company.
Sawyer, D. B. (2004). Fundamental aspects of interpreter education: Curriculum and assessment (1st ed.). John Benjamins Publishing Company.
Sawyer, D. B., & Roy, C. B. (2015). Education. In F. Pöchhacker (Ed.), Routledge encyclopedia of interpreting studies (1st ed., pp. 124-130). Routledge.
Sofer, M. (2013). The global translator's handbook. Taylor Trade Publishing.