ĐÁNH GIÁ VỀ BẢN DỊCH VIỆT-ANH CÁC MẪU VẬT Ở BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA GÓC NHÌN CỦA DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI

Phạm Thu Trang, Trần Phương Linh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dịch từ ngữ văn hóa gây ra nhiều khó khăn cho người dịch vì công việc này đòi hỏi kiến thức sâu rộng về cả ngôn ngữ và văn hóa. Nghiên cứu này nhằm nghiên cứu đánh giá của khách du lịch về bản dịch thuật các mẫu vật tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và làm sáng tỏ các ưu tiên của khách du lịch đối với
các thủ pháp dịch từ văn hóa. Nhằm hoàn thành các mục tiêu này, một nghiên cứu hỗn hợp đã được thực
hiện, trong đó phương pháp điều tra qua bảng hỏi và phỏng vấn đã được sử dụng làm công cụ thu thập dữ liệu chính. Mô hình đề xuất của Vinay và Darbelnet (2000) được sử dụng để phân tích các quy trình dịch thuật được áp dụng trong việc dịch các từ văn hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung bản dịch tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã đáp ứng kỳ vọng và truyền tải thành công phần lớn nội dung, giúp du khách hiểu đa phần nội dung văn hóa được trưng bày tại Bảo tàng. Tuy nhiên, một số nội dung liên quan đến tôn giáo hoặc phong tục ở Việt Nam bao gồm thờ Mẫu, lễ bán khoán, tục cúng Mụ (cúng đầy tháng) và trang
phục truyền thống như phương thức may hoặc nhuộm vải, tên trang phục truyền thống) gây ra một số khó
khăn cho độc giả. Các đề xuất từ khách du lịch có giá trị cho cả người dịch và Bảo tàng để cải thiện bản
dịch và phần trưng bày tại Bảo tàng.

Chi tiết bài viết