MỐI QUAN HỆ GIỮA NỖI LO LẮNG TRONG KHI ĐỌC, VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ KẾT QUẢ MÔN ĐỌC HỌC THUẬT CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TIẾNG ANH TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM

Lê Quang Dũng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu định lượng này được tiến hành tại Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên nhằm tìm ra mức độ lo lắng khi làm bài đọc học thuật của sinh viên không chuyên ngữ. Những sinh viên này vừa kết thúc một khóa tiếng Anh tăng cường và sẽ phải thi một bài thi mô phỏng theo dạng thức bài thi IELTS (bài thi học thuật). Các sinh viên này bắt buộc phải đạt trình độ B2 chuẩn Châu Âu (5.5) để được xét vào học chuyên ngành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ lo lắng trong khi làm bài đọc ở mức trung bình (M = 3.31, SD = 0.59). Nghiên cứu cho thấy không tồn tại mối tương quan giữa mức độ lo lắng và việc sử dụng các chiến lược trong khi làm bài đọc. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa mức độ
lo lắng cao với kết quả bài thi môn đọc (Low (M = 2.64, SD = .49) and High (M = 1.40, SD = .52)). Càng lo lắng thì kết quả càng thấp.

Chi tiết bài viết