Khó khăn trong việc dịch tổ hợp thành ngữ tính tiếng Anh có thành tố tên riêng sang tiếng Việt
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổ hợp thành ngữ tính có thành tố tên riêng là một chủ đề thu hút nhiều nghiên cứu trong giới dịch thuật ngày nay. Các tổ hợp thành ngữ loại này luôn phản ánh văn hóa và tâm lý dân tộc của mỗi quốc gia. Có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này ở nhiều cặp ngôn ngữ khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu phân tích chuyên sâu những khó khăn trong quá trình dịch các tổ hợp này trong cặp ngôn ngữ Anh-Việt. Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bài báo trình bày kết quả nghiên cứu trong đó 241 tổ hợp thành ngữ tính tiếng Anh có thành tố tên riêng được thu thập và phân loại thành bốn nhóm theo bản dịch tiếng Việt. Việc nhóm đơn vị tương đương mang tính mô tả và mất đi tính thành ngữ chiếm phần lớn với hơn 57% số tổ hợp chứng tỏ rằng tổ hợp thành ngữ tính có thành tố tên riêng ở cả hai ngôn ngữ đều mang tính đặc trưng văn hóa cao. Mặc dù ba nhóm còn lại chia sẻ một thiểu số xấp xỉ 43% tổng số tổ hợp, nhưng chúng lại mang nhiều ẩn số thú vị với nhiều cấp độ ẩn dụ tương đồng hay dị biệt ở cả hai ngôn ngữ. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài báo nêu lên những thách thức mà người dịch gặp phải trong quá trình dịch các tổ hợp thành ngữ tính tiếng Anh có thành tố tên riêng sang các đơn vị tương đương trong tiếng Việt, trong đó tên riêng nổi lên như là một trong những thách thức lớn nhất. Bài báo đề xuất một số giải pháp dịch thuật để xử lý hiệu quả các biểu thức đặc biệt này. Ngoài việc khuyến nghị áp dụng linh hoạt các chiến lược dịch thuật, kết luận của của bài báo cũng nhấn mạnh rằng chỉ khi người dịch giải mã và nắm bắt được cách thức hoạt động của các tổ hợp thành ngữ tính có thành tố tên riêng trong cả hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa thì họ mới có thể thực hiện thành công việc dịch thuật các tổ hợp này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tổ hợp thành ngữ tính, tên riêng, danh xưng học, thành ngữ, cụm từ cố định
Tài liệu tham khảo
Algeo, J. (1973). On defining the proper name. University of Florida Press.
Anderson, J. M. (2007). The grammar of names. Oxford University Press.
Aronoff, M., & Rees-Miller, J. (2008). The handbook of linguistics. John Wiley & Sons.
Awwad, M. (1990). Equivalence and translatability of English and Arabic idioms. Papers and Studies in Contrastive Linguistics, 26(57), 57-67.
Baker, M. (1992). In other words: A coursebook on translation. Routledge.
Bassnett-McGuire, S. (1991). Translation studies. Routledge.
Belecky, A. (1972) Lexicology and language theory (onomastics). Izdatelstvovo kievskogo universiteta.
Cambridge University Press. (n.d.). Send sb to Coventry. In Cambridge dictionary. Retrieved November 10, 2020, from https://dictionary.cambridge.org/us/dictionary/english/send-sb-to-coventry
Catford, J. C. (1988). A linguistic theory of translation: An essay in applied linguistics. Oxford University Press.
Coates, R. (2006). Properhood. Language, 82(2), 356-382.
Dang, N. G. (2011). Idiom variants and synonymous idioms in English and Vietnamese: The similarities and differences. VNU Journal of Foreign Studies, 27(4), 273-280. https://js.vnu.edu.vn/FS/article/view/1493
Davies, M. G. (2004). Multiple voices in the translation classroom: Activities, tasks and projects. John Benjamins.
Delisle, J., & Woodsworth, J. (1995). Translators through history. John Benjamins.
Dobrovolʹskij, D. O., Piirainen, E., & Dobrovolskij, D. (2005). Figurative language: Cross-cultural and cross-linguistic perspectives. Elsevier.
Đỗ, T. T. H. (2015). Ý nghĩa biểu trưng của danh từ riêng trong thành ngữ tiếng Việt [Symbolic meaning of proper nouns in Vietnamese idioms]. Trong Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học - Những phương diện văn hóa truyền thống. Nxb Khoa học xã hội.
Farlex. (n.d.). Samaritan. In Farlex dictionary of idioms. Retrieved November 10, 2020, from https://idioms.thefreedictionary.com/Samaritan
Fiedler, S. (2007). English phraseology: A coursebook. Gunter Narr.
Glaser, R. (1998). The stylistic potential of phraseological units in the light of genre analysis. In A. P. Cowie (Ed.), Phraseology: Theory, analysis, and applications (pp. 125-143). Clarendon Press.
Granger, S., & Meunier, F. (2009). Phraseology in foreign language learning and teaching. Benjamins.
Hermans, T. (1988). On translating proper names, with reference to De Witte and Max Havelaar. In M. J. Wintle & P. Vincent (Eds.), Modern Dutch studies: Essays in honour of Professor Peter King on the occasion of his retirement (pp. 11-24). Athlone Press.
Hoàng, P. (2007). Từ điển tiếng Việt [Dictionary of the Vietnamese language]. Da Nang Publisher.
Hoàng, V. H. (2008). Thành ngữ học tiếng Việt [Vietnamese idioms]. Social Sciences Publisher.
Hough, C. (2000). Towards an explanation of phonetic differentiation in masculine and feminine personal names. Journal of Linguistics Cambridge, 36(1), 1-12.
Huddleston, R. (1988). English grammar: An outline. Cambridge University Press.
Kashgary, A. D. (2011). The paradox of translating the untranslatable: Equivalence vs. non-equivalence in translating from Arabic into English. Journal of King Saud University, 23(1), 47-57.
Koessler, M., & Derocquigny, J. (1928). Les faux amis, ou, les trahisons du vocabulaire anglais (conseils aux traducteurs) [The false friends or the betrayals of English vocabulary (advice for translators)]. Libr. Vuibert.
Kovács, G. (2016). An evergreen challenge for translators – The translation of idioms. Acta Universitatis Sapientiae, Philologica, 8(2), 61-77. https://doi.org/10.1515/ausp-2016-0018
Kunin, A. V. (1970). Angliyskayafrazeologiya: Teoreticheskiy kurs [English phraseology: A theoretical course]. Vysshaya shkola.
Langlotz, A. (2006). Idiomatic creativity: A cognitive-linguistic model of idiom-representation and idiom-variation in English. J. Benjamins.
Larson, M. L. (1984). Meaning-based translation: A guide to cross-language equivalence. University Press of America.
Lâm, Q. Đ. (2013). Vietnamese and Korean: More alike than different. VNU Journal of Foreign Studies, 29(2), 76-83. https://js.vnu.edu.vn/FS/article/view/1091
Leppihalme, R. (1997). Culture bumps: An empirical approach to the translation of allusions (Topics in translation). Multilingual Matters.
Lions, J. (1977) Semantics. Cambridge University Press.
Long, T. H., & Summers, D. (1996). Longman dictionary of English idioms. Longman.
Moon, R. (1998). Fixed expressions and idioms in English: A corpus-based approach. Clarendon Press.
Newmark, P. (1988). A textbook of translation. Prentice Hall
Newmark, P. (1991). About translation. Multilingual Matters.
Nida, E. (1964). Toward a science of translating. E. J. Brill.
Nida, E. A., & Taber, C. R. (1982). The theory and practice of translation. E. J. Brill.
Nuessel, F. (1992). The study of names: A guide to the principles and topics. Greenwood Press.
Pierini, P. (2008). Opening a pandora's box: Proper names in English phraseology. Linguistik Online, 36(4), 43-58. https://doi.org/10.13092/lo.36.518
Saleh, N. J., & Weda, S. (2018). Indonesian poetry translation: The problem within. Journal of English as International Language, 13(2.2), 64-87.
Shojaei, A. (2012). Translation of idioms and fixed expressions: Strategies and difficulties. Theory and Practice in Language Studies, 2(6), 1220-1229.
Szerszunowicz, J. (2008). Decoding phraseological units as a socio-linguistic problem (on the example of onomastic idioms). In D. Susniene (Ed.), Nation and language: Modern aspects of socio-linguistic development. Proceedings of the 3rd international conference (pp. 118-121). Kaunas University of Technology, Panevėžys Institute.
Vrbinc, A. (2019). A cross-linguistic and cross-cultural analysis of English and Slovene onomastic phraseological units. Cambridge Scholars Publishing.
Vrbinc, M. (2016). English phraseological units with an onomastic element and their translation equivalents in Slovene. Coll Antropol, 40(1), 41-47.
Weiss, A. S. (2019). Imaginary onomastics. Translation Studies, 12(1), 100-108.