TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ VOLOSHINOV: TÍN HIỆU, KÝ HIỆU, NGÔN NGỮ VÀ TƯƠNG TÁC LỜI NÓI

Ngô Tự Lập1,
1 Viện Quốc tế Pháp ngữ - ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vào thập niên 1920, khi Chủ nghĩa cấu trúc của Saussure đang thống trị ngôn ngữ học khắp thế giới, nhà ngôn ngữ học Soviet trẻ tuổi V. N. Voloshinov đưa ra một cách tiếp cận hoàn toàn khác dựa trên luận điểm về bản chất ký hiệu của toàn bộ đời sống tư tưởng. Những ý tưởng của Voloshinov cho phép vượt qua Chủ nghĩa cấu trúc, mà bản chất là tĩnh và máy móc, để hình thành một đường hướng tiếp cận các hiện tượng xã hội một cách biện chứng và năng động, mở đường cho hàng loạt lý thuyết mang tính cách mạng trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung, trong ngành ngôn ngữ học nói riêng, đặc biệt là ngữ dụng học và lý thuyết diễn ngôn. Đến lượt mình, lý thuyết diễn ngôn và thể loại diễn ngôn lại dẫn đến những nhận thức mới về văn học. Đó là những luận điểm mà bài viết này muốn trình bày với mục đích làm sáng tỏ và khẳng định vai trò của Voloshinov trong những lĩnh vực này.

Chi tiết bài viết