Ngôn ngữ học tạo sinh của N. Chomsky: Cơ sở triết học và nhận thức luận
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tóm tắt: Cơ sở triết học của ngôn ngữ học tạo sinh của N. Chomsky là chủ nghĩa duy lí. Một trong những lí do mà lí thuyết ngôn ngữ học của Chomsky được coi là có tính cách mạng là nó quay trở lại với chủ nghĩa duy lí trong ngôn ngữ học ở thời mà quan điểm khoa học thắng thế được sự ủng hộ mạnh mẽ là chủ nghĩa kinh nghiệm. Chomsky coi nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học là phát triển việc miêu tả các phổ niệm ngôn ngữ. N.Chomsky giải thích sự phát triển của ngữ năng bằng thiết bị thụ đắc ngôn ngữ bẩm sinh (innate language acquisition device) trên cơ sở của ngữ pháp phổ quát (universal grammar). Ngôn ngữ học tạo sinh đặt công thức hóa lí thuyết ở vị trí cao hơn việc phân tích dữ liệu và ngôn ngữ học cải biến theo đuổi con đường diễn dịch bằng cách đặt ra các giả thiết về cơ chế tạo sinh ngôn ngữ, có tính đến các bình diện sáng tạo của khả năng ngôn ngữ. Nếu như cho mãi đến trước những năm 60 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học chủ yếu là khoa học miêu tả thì ngữ pháp tạo sinh của Chomsky có tham vọng giải thích ngôn ngữ. Những khái niệm và thủ pháp sau đây rất quan trọng đối với ngôn ngữ học tạo sinh: cải biến, lược bỏ, chêm vào, thay thế, hoán vị, tính hồi quy, tính mô dun, tính có đánh dấu.
Từ khóa: Chủ nghĩa duy lí, chủ nghĩa kinh nghiệm, thiết bị thụ đắc ngôn ngữ bẩm sinh, ngữ pháp phổ quát, phổ niệm ngôn ngữ, cải biến, lược bỏ, chêm vào, thay thế, hoán vị, tính hồi quy, tính mô đun, tính có đánh dấu.Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Đức Dân, Ngữ pháp tạo sinh, in trong Ngôn ngữ học - Khuynh hướng, khái niệm, lĩnh vực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984, tr.96-119.
[3] Nguyễn Đức Dân, Chomsky Noam, in trong Ngôn ngữ học - Khuynh hướng, khái niệm, lĩnh vực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984, tr.168-172.
[4] Nguyễn Đức Dân, Avram Noam Chomsky: “người có trí tuệ nhất thế giới”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 5, tháng 9-2011.
[5] Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
[6] Nguyễn Thiện Giáp, 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
[7] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N.Chomsky: đối tượng và mục đích, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, năm 2012.
[8] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N.Chomsky: Mô hình ngôn ngữ thứ nhất, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4, 2011.
[9] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N.Chomsky: Lí thuyết chuẩn hay Mô hình các bình diện, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1, 2012.
[10] Nguyễn Thiện Giáp, Ngữ nghĩa học tạo sinh – một lí thuyết ngữ nghĩa đối lập với ngữ nghĩa học thuyết giải, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2, 2012.
[11] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N.Chomsky: Lí thuyết chuẩn mở rộng và lí thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3,2013.
[12] Lưu Nhuận Thanh, Các trường phái ngôn ngữ học phương Tây, (Đào Hà Ninh dịch), Nxb Lao động, Hà Nội, 2004.
[13] Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học (Trúc Thanh dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1984.
[14] R.H. Robins, Lược sử ngôn ngữ học, (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003.
[15] The Linguistics. Encyclopedia, Edited by Kirsten Malmkjar, London and New York, 1995.