GIÁ TRỊ VĂN HÓA: MỘT SỐ HÀM Ý CHO NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ TRÊN CƠ SỞ GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA

Hoa Nguyen

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giá trị văn hóa từ lâu đã là một khái niệm được thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như Kluckhohn và Strodtbeck (1961), Hartman (1967), Kluckhohn (1967), Rokeach (1972), Hofstede (1980), Trần Ngọc Thêm (2006/2016). Nó được nhìn nhận như là một bộ phận của giá trị nói chung, và giá trị nhân sinh nói riêng (Trần Ngọc Thêm, 2016). Giá trị văn hóa có vai trò tác động đến hành vi ứng xử của con người, bao gồm cả hành vi giao tiếp bằng ngôn từ/phi ngôn từ. Hofstede gọi giá trị văn hóa là các “phần mềm tinh thần - mental software”. Bài viết này là một tổng quan về vai trò của giá trị văn hóa, đặc biệt là tính cá nhân, tính cộng đồng trong nghiên cứu ngôn ngữ và giao tiếp liên văn hóa. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem một mô hình nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên giá trị văn hóa có thể được tiến hành như thế nào, và tổng quan một số hàm ý cho giao tiếp liên văn hóa dựa trên sự đối lập giữa hai giá trị gốc là tính cá nhân (được coi là đặc trưng của văn hóa phương Tây) và tính cộng đồng (được coi là đặc trưng của văn hóa phương Đông) trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Chi tiết bài viết