ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG AIZUCHI TRONG GIAO TIẾP NHẬT-VIỆT XÉT TỪ QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT LỊCH SỰ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ văn hóa giữa người Nhật và người Việt trong việc sử dụng aizuchi trong giao tiếp Nhật-Việt. Dữ liệu từ 12 cuộc hội thoại theo từng cặp giữa người Nhật bản ngữ với người Việt được phân tích theo các nhóm về hình thức, các nhóm chức năng của aizuchi và các nhóm về quan hệ thân sơ giữa những người tham gia hội thoại. Kết quả cho thấy, về hình thức, “Từ ngữ chêm xen” được cả người Nhật và người Việt sử dụng nhiều nhất, “Nhắc lại” được người Việt sử dụng nhiều hơn, trong khi “Diễn đạt cách khác” có tần số sử dụng cao hơn trong phát ngôn của người Nhật. Về chức năng, “Tín hiệu đang nghe” chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số aizuchi của cả người Nhật và người Việt, nhưng tỉ lệ sử dụng aizuchi với chức năng này ở người Việt cao hơn người Nhật, trong khi tỉ lệ các chức năng khác ở người Nhật cao hơn người Việt, trừ “Tín hiệu phủ định” không có sự chênh lệch đáng kể. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, aizuchi được sử dụng nhiều hơn trong giao tiếp của người Nhật bản ngữ so với người Việt bất kể mức độ quan hệ thân sơ là cao hay thấp giữa những người tham gia hội thoại.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
giao tiếp Nhật-Việt, ngôn ngữ văn hóa, giao thoa văn hóa, lý thuyết lịch sự, aizuchi