Bàn về tầng lớp của âm Hán Việt

Hiền Nguyễn Đình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tóm tắt: Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua quá trình giao lưu và tiếp xúc trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa... Âm Hán Việt (sau đây viết tắt là HV) chính là sản phẩm của sự tiếp xúc và giao lưu này thể hiện trên lĩnh vực ngôn ngữ. Âm HV có giá trị rất lớn đối với việc nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt, song đến nay vấn đề tầng lớp của âm HV vẫn chưa được làm rõ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong cách phân tầng của những người đi trước. Tiếp đó, chúng tôi căn cứ vào trục thời gian chia âm HV thành âm HV thượng cổ, âm HV trung cổ, âm HV cận đại. Sau cùng, chúng tôi chứng minh âm HV Việt hóa là một phần của âm HV thượng cổ, chứ không phải do âm HV trung cổ biến đổi thành như quan điểm của nhiều học giả.

Từ khóa: Âm HV, âm HV cổ, âm HV Việt hóa, tầng lớp, biến đổi ngữ âm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Vương Lực. Long trùng tịnh điêu trai văn tập. Trung Hoa Thư Cục, 1982.
[2] Đàm Trí Từ. Bàn về ảnh hưởng của ngữ âm tiếng Hán đối với ngữ âm tiếng Việt. Báo Học viện Ngoại ngữ quân giải phóng, số 2 quyển 21 năm 1998.
[3] Nguyễn Tài Cẩn. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb Khoa học Xã hội. 1979.
[4] Âu Dương Giác Á. Kinh ngữ giản trí. Nxb Dân tộc. 1984.
[5] Phan Ngộ Vân. Hán Ngữ lịch sử âm vận học. Nxb Giáo dục Thượng Hải, 2000.
[6] Nguyễn Văn Khang. Từ ngoại lai trong tiếng Việt. Nxb Giáo dục. 2007.
[7] Nguyễn Đình Hiền. Nghi ngờ tiếng Hán trung cổ có âm cuối mặt lưỡi từ việc nghiên cứu âm Hán Việt. Trung Quốc Ngữ văn, số 6 năm 2007.
[8] A.G.Haudricourt. Phùng Trưng dịch. Nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt. Tư liệu tình báo nghiên cứu ngữ văn dân tộc, số 4 tập 7 năm 1986.