Khảo sát việc sử dụng kỹ năng tư duy bậc cao trong các bài kiểm tra đánh giá các môn Ngôn ngữ học Anh của sinh viên QH2012.F1, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tâm Nguyễn Thị Minh, Linh Nguyễn Thị Thùy, Hồng Nguyễn Diệu, Nương Đoàn Thị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tóm tắt: Các nghiên cứu cho thấy các bài kiểm tra đánh giá (KTĐG) luôn có tác dụng định hướng trở lại (washback effect) với quá trình dạy và học nên để việc dạy và học có chất lượng, cần thiết phải xây dựng công cụ KTĐG chất lượng. Dựa trên nền tảng lý thuyết về mô hình tư duy mới của Marzano, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá lại mức độ yêu cầu và khuyến khích SV sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao các hình thức KTĐG các môn Ngôn ngữ học Anh tại Trường ĐHNN – ĐHQGHN, từ đó đưa ra đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học dựa trên việc gắn  trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp với  phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao cho SV. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu bao gồm phân tích đề cương môn học, bài tập của SV, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn SV. Dữ liệu được phân tích và thảo luận để đi tới kết luận về thực trạng sinh viên sử dụng kỹ năng tư duy bậc cao trong các bài kiểm tra đánh giá các môn Ngôn ngữ học Anh, từ đó đưa ra một số đề xuất để tăng hiệu quả các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá, chú trọng phát triển tư duy bậc cao trong các môn học này.

Từ khóa: Kiểm tra đánh giá (KTĐG), kỹ năng tư duy bậc cao, mô hình Marzano, các môn ngôn ngữ học, quá trình học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Biggs, J. & Tang, C. (2007). Teaching for Quality Learning at University. Maidenhead: Open University Press/McGraw Hill.
[2] Campbell, A. & Norton, L. (2007). Learning, Teaching, and Assessing in Higher Education. Exeter, NX: Learning Matters.
[3] Brookhart, S. (2010). How to Assess Higher Order Thinking Skills in Your Classroom. ASCD. http://www.ascd.org/Publications/Books/Overview/How-to-Assess-Higher-Order-Thinking-Skills-in-Your-Classroom.aspx
[4] Bloom B.S., (Ed.) (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc.
[5] Marzano, R. J. (2001). Designing a new taxonomy of educational objectives. Thousand Oaks, CA: Corwin
[6] Furst, E. (1994). Bloom's taxonomy: Philosophical and educational issues. In L. Anderson & L. Sosniak, (Eds.), Bloom’s taxonomy: A forty-year retrospective (pp. 28-40). Chicago: The National Society for the Study of Education.
[7] Anderson, L. W. & Krathwohl, D. R. (2001). A taxonomy for learning, teaching, and assessing. New York: Longman.
[8] Rohwer, W.D. & Sloane, K. (1994). Psychological perspectives. In L.W. Anderson & L.A. Sosniak (Eds.), Bloom’s taxonomy: A forty-year retrospective: Ninety-third yearbook of the National Society for the Study of Education (pp.41-63). Chicago: The National Society for the Study of Education.
[9] Intel Corporation. Designing effective projects: Thinking skills frameworks. Marzano’s New Taxonomy. http://download.intel.com/education/Common/in/Resources/DEP/skills/Marzano.pdf
[10] Marzano, R.J. & Kendall, J.S. (2007). The new taxonomy of educational objectives (2nd ed.) Thousand Oaks, CA: Corwin Press.