Đất nước học với tư cách khu vực học
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tóm tắt. Bài viết đề cập 3 vấn đề:
- Đất nước học thuộc phạm trù khu vực học
- Việc nghiên cứu và giảng dạy Đất nước học
- Đất nước học với tư cách một môn học
(1) Khu vực có thể được hiểu theo cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Rộng thì có thể bao gồm cả châu lục hoặc liên châu lục như châu Á, châu Âu, châu Mĩ, phương Đông, v.v. Hẹp thậm chí có thể khuôn lại chỉ trong một làng. Do vậy, Đất nước học hoàn toàn thuộc về phạm trù Khu vực học.
(2) Nội dung nghiên cứu và giảng dạy Đất nước học bao gồm cả những lĩnh vực thuộc khoa học xã hội – nhân văn lẫn lĩnh vực khoa học tự nhiên. Tuy nhiên các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội – nhân văn bao giờ cũng giữ vị trí then chốt.
Mục tiêu của việc giảng dạy đất nước học là trang bị cho sinh viên tiếng bản địa (ngôn ngữ quốc gia) và những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về văn hoá, lịch sử, kinh tế, quan hệ quốc tế, ….
(3) Với tư cách là một môn học, Đất nước học trang bị cho người học không chỉ kiến thức về đất nước, con người, lịch sử, văn hoá, … của một đất nước cụ thể, mà còn cả lịch sử nghiên cứu về đất nước đó.
Từ khóa: khu vực học, đất nước học.Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Đỗ Thu Hà, Nhập môn Ấn Độ học, Bài giảng cho sinh viên chuyên ngành Ấn Độ học, khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
[3] Trương Quan Hải, Khu vực học và phân vùng lãnh thổ, in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006.
[4] Lương Văn Kế, Nhập môn khu vực học, Bài giảng cho sinh viên khoa Quốc tế học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2010.
[5] Trịnh Cẩm Lan, Liên ngành trong nghiên cứu khu vực, in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006.
[6] Trịnh Cẩm Lan, Nhập môn khu vực học, Bài giảng cho sinh viên khoa Đông phương học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2007.
[7] Matsuda Kazuo, Toàn cầu hoá và nghiên cứu văn hoá khu vực, Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006.
[8] Nguyễn Quang Ngọc, Việt Nam học ở Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển, Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006.
[9] Shiba Nobuhiro, Thế nào là nghiên cứu khu vực? Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006.
[10] Phan Phương Thảo, Nghiên cứu Việt Nam từ góc độ khu vực học, Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu”, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tokyo ấn hành 2006.
[11] Ellis, R.J., Interdisciplinarity, Subject Centre for Languages, Linguistics and Area Studies in United Kingdom, 2003.
[12] Fujita Fumiko, American Studies in Japanese Universities: Past, Present and Future, Japan – USA Area Studies Conference, Tokyo, 1995.
[13] Jonathan Gibson, Two types of Interdisciplinarity, Conference “Disciplinary Identity of Area Studies”, London, 2004.