Đánh giá năng lực ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp hành động
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tóm tắt. Bài viết trình bày vấn đề đánh giá trình độ năng lực ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp hành động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của Khung tham chiếu chung châu Âu về ngoại ngữ. Trong quá trình đánh giá này, chúng ta phải xem xét cả hai bình diện ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ thông qua các hoạt động tiếp nhận và hoạt động tạo sinh, tương tác của người học với các tiêu chí, các chỉ báo và chỉ số có thể quan sát được ghi vào bảng đánh giá mỗi trình độ. Để đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học một cách khách quan, khoa học, chính xác, giáo viên cần phải tuân thủ những nguyên tắc đánh giá theo đường hướng giao tiếp hành động nghĩa là hoạt động ngôn ngữ phải giúp người học hoàn thành nhiệm vụ phức tạp được giao thông qua mức độ và kết quả công việc cụ thể. Việc soạn ra phiếu đánh giá kèm theo cách tiến hành đánh giá với các tiêu chí cụ thể ứng với mỗi trình độ của người học là quan trọng; nó cho phép người học nhận ra điểm mạnh để phát huy và những khiếm khuyết cần khắc phục nhằm đạt tới trình độ cao hơn. Vận dụng cách đánh giá mới này là đòi hỏi khách quan trước xu thế hội nhập với khu vực và quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dạy -học- đánh giá trình độ ngoại ngữ hiện nay ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và ở nước ta nói chung.
Từ khoá: đánh giá, kiểm tra, trình độ, khả năng, năng lực, tiêu chí, chỉ số, giao tiếp, hành động, hoạt động tiếp nhận, tạo sinh, tương tác, phiếu đánh giá.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Bourguignon Claire, De l’approche communicative à l’approche communic’actionnelle : une rupture épistémologique en didactique des langues-cultures, SYNERGIE Europe no1, 2006.
[3] Bourguignon Claire, Apprendre et enseigner les langues dans la perspective actionnelle. Le scénario d’apprentissage d’action, http :// www.aplv-languesmodernes.org, 2007.
[4] Bourguignon Claire, L’evaluation et perspective actionnelle : du contrôle des connaissances à l’évaluation des compétences in Le français dans le monde, N0 353 septembre-octobre, 2007.
[5] Bronckart Jean Paul, Une introduction aux théories de l’action, FPSE, Genève, 2005.
[6] Conseil de l’Europe, Cadre européen commun des références pour les langues-apprendre, enseigner,évaluer, Didier, Paris, 2001.
[7] De Ketele J.M., La notion émergente de compétence dans la construction des apprentissages in Recherche sur sur l’évaluation en éducation, L’Harmattan, Paris, 2006.
[8] Goulier Francis, Les outils du Conseil de l’Europe en classe de langue- Cadre européen et Porfolios, Didier, Paris, 2005.
[9] Morin Edgar, Introduction à la pensée complexe, ESF, Paris, 1990.
[10] Perrenoud Philippe, Pédagogie différenciée : des intentions à l’action, EFS, Paris, 2000.
[11] Scallon Gérard, L’Evaluation des apprentissages dans une approche par compétences, Editions de Broeck, Bruxelles, 2007.
[12] Taligrante Christine, L’Evaluation et le Cadre européen commun, CLE international, Paris, 2005.