Nhận thức về người học và phương pháp học ngoại ngữ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Trung Nguyễn Lân1,
1 Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trước đây, quá trình dạy-học ngoại ngữ thường đặt trọng tâm vào người thầy và phương pháp giảng dạy. Trái lại, từ những năm cuối thế kỉ 20 đến nay, khi quan điểm lấy người học và việc học làm trung tâm chiếm vai trò chủ đạo và rõ ràng đã đạt hiệu quả cao hơn, trọng tâm phải chuyển sang người học và phương pháp học nhằm tạo lập và phát triển tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người học, đáp ứng nhu cầu của chính họ và giúp họ trở thành người học tập suốt đời. Bài viết này khái lược những nhận thức chung về việc dạy-học ngoại ngữ, giải đáp một số vấn đề cơ bản như những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến người học, người học cần có những điều kiện gì và phẩm chất nào. Phần tiếp theo của bài viết tổng kết những nhận thức về người học và phương pháp học ngoại ngữ trong các phương pháp và đường hướng dạy-học ngoại ngữ từ trước tới nay, ví dụ như phương pháp truyền thống, nghe-nhìn, đường hướng giao tiếp và quan điểm hành động, cùng với những nguyên tắc cơ bản theo các cách tiếp cận khác nhau này. Qua đó, bài viết nhấn mạnh những yêu cầu cần thiết phải đổi mới phương thức tiếp cận nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong đào tạo ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong thế kỉ 21.

Từ khóa: Dạy-học ngoại ngữ, phương pháp, phương pháp truyền thống, phương pháp nghe-nhìn, đường hướng giao tiếp, quan điểm hành động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Houssaye, Jean (dir.) La pédagogie: une encyclopédie pour aujourd'hui. Paris, ESF, 1993
[2] International Baccalaureate – Educational Foundation, 2011.
[3] Coste D. (dir), Vingt ans dans l’évolution de la didactique des langues (1968 – 1988), Hatier – Crédif, Paris, 1994.
[4] Puren C., Histoire des méthodologies de l’enseignement des langues, Nathan CLE international, Paris, 1988.
[5] Gallisson R., D’hier à aujourd’hui, la didactique des langues étrangères, CLE international, Paris, 1980.
[6] Tagliante C., La classe de langue, CLE international, Paris, 2007.
[7] Bourguignon C., De l’approche communicative à l’approche communic’actionnelle: une rupture épistémologique en didactique des langues –cultures, Synergic Europe, Paris, 2006.