Đạo đức xuất bản
TUYÊN BỐ ĐẠO ĐỨC XUẤT BẢN
Trách nhiệm của tác giả
- Tiêu chuẩn bài viết: Tác giả phải đảm bảo rằng bài viết của mình là nguyên gốc và chưa được xuất bản ở bất kỳ ấn phẩm nào khác. Tất cả số liệu và nguồn tài liệu phải được trình bày và trích dẫn chính xác trong bản thảo. Bất kỳ sự gian lận hoặc cố ý tuyên bố không đúng bị coi là vi phạm đạo đức và không được chấp nhận.
- Tính bảo mật: Tác giả phải tôn trọng tính bảo mật trong quá trình phản biện và không được sử dụng thông tin có được trong quá trình phản biện cho mục đích cá nhân.
- Quyền tác giả: Tất cả tác giả có đóng góp trong quá trình viết bài phải được liệt kê là đồng tác giả. Tác giả chính phải đảm bảo rằng tất cả đồng tác giả đều được kể tên và tất cả đồng tác giả đã xem và phê duyệt phiên bản cuối cùng của bản thảo.
- Truy cập và lưu giữ dữ liệu: Tác giả có thể được yêu cầu cung cấp dữ liệu của mình cho người biên tập vì mục đích phản biện hoặc tuân thủ các yêu cầu về dữ liệu mở. Các tác giả cần sẵn sàng cung cấp quyền truy cập công khai vào dữ liệu của mình và lưu giữ dữ liệu một vài năm sau khi xuất bản.
- Tính nguyên gốc và ghi nhận nguồn dữ liệu: Tác giả phải đảm bảo bài viết của mình là nguyên gốc và được trích dẫn chính xác. Cần có sự ghi nhận đúng đối với những nghiên cứu hoặc lời trích dẫn từ người khác.
- Tuyên bố về xung đột lợi ích: Tác giả cần công khai mọi mối quan hệ tài chính hoặc mối quan hệ cá nhân với những người hoặc tổ chức có thể ảnh hưởng đến bài viết của mình. Bất kỳ nguồn hỗ trợ tài chính nào cho nghiên cứu đều phải được công nhận.
- Thông báo về những sai sót trong bài báo đã xuất bản: Nếu tác giả phát hiện ra những sai sót nghiêm trọng hoặc thông tin không đúng trong bài báo đã xuất bản của mình, tác giả cần thông báo ngay cho biên tập viên và cùng phối hợp để thu hồi lại bài báo hoặc chỉnh sửa lại thông tin cho chính xác.
Trách nhiệm của người phản biện
- Tính bảo mật: Người phản biện phải tôn trọng tính bảo mật trong quá trình thẩm định và không sử dụng thông tin thu được trong quá trình thẩm định vì mục đích cá nhân.
- Tính khách quan: Người phản biện cần đưa ra những nhận xét khách quan và mang tính xây dựng cho tác giả để nâng cao chất lượng bài viết.
- Năng lực: Người phản biện chỉ nên chấp nhận lời mời phản biện đối với những bài viết mà mình có chuyên môn cần thiết.
Trách nhiệm của biên tập viên
- Tính công bằng: Biên tập viên đánh giá bản thảo dựa trên giá trị khoa học và đảm bảo rằng tất cả bản thảo đều được xử lý công bằng và không có sự phân biệt đối xử.
- Tính bảo mật: Biên tập viên cần tôn trọng tính bảo mật trong quá trình phản biện và không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về bản thảo hoặc quá trình phản biện.
- Công khai xung đột lợi ích: Biên tập cần công khai bất kỳ xung đột lợi ích nào và đảm bảo rằng tất cả bản thảo đều được đánh giá một cách khách quan mà không có bất kỳ định kiến cá nhân nào.
- Quyết định xuất bản: Biên tập viên cần đảm bảo tất cả bài viết được xuất bản đều dựa vào chất lượng của bài viết chứ không dựa vào chủng tộc, giới tính, xu hướng tính dục hoặc các đặc điểm cá nhân khác của tác giả.
- Bất kỳ hành vi vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức xuất bản sẽ bị xử phạt bằng những hình thức thỏa đáng, bao gồm việc thu hồi lại bài báo đã xuất bản hoặc cấm tác giả vi phạm gửi bài trong tương lai.
Tuyên bố về xung đột lợi ích
- Tất cả tác giả khi gửi bản thảo cho Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài đều phải công khai mọi mối quan hệ tài chính hoặc mối quan hệ cá nhân với những người hoặc tổ chức có thể ảnh hưởng đến bài viết của mình.
- Các tác giả phải công khai các xung đột lợi ích tiềm ẩn tại thời điểm gửi bài và thông tin sẽ được giữ bí mật trong quá trình bài viết được phản biện. Nếu bài viết được chấp nhận xuất bản, những xung đột lợi ích (nếu có) sẽ được công khai ở phần chú thích ngay trang đầu tiên của bài báo.
- Biên tập viên của Tạp chí có quyền từ chối bài viết nếu có bất kỳ xung đột lợi ích tiềm ẩn nào không được công khai hoặc nếu việc công khai những xung đột lợi ích tiềm ẩn nguy cơ làm sai lệch bài viết.