Từ chủ nghĩa Marx đến chủ nghĩa hậu hiện đại: Một số vấn đề học thuật hậu huyền thoại Bakhtin

Ngô Tự Lập

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Cuốn sách Bakhtine démasqué – Histoire d’un menteur, d’une escroquerie et d’un délire collectif (Lột mặt nạ Bakhtin, câu chuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bợm và một cơn mê sảng tập thể) của Jean - Paul Bronckart và Cristian Bota [1] không chỉ khôi phục cho Voloshinov và Medvedev, hai nhà nghiên cứu Marxist, tác quyền của những kiệt tác họ xuất bản trong thập niên 1920 tại Liên Xô, mà còn buộc chúng ta phải nhận thức lại nhiều vấn đề học thuật, trong đó đặc biệt quan trọng là về 1) những mâu thuẫn nội tại trong “Lý thuyết của Bakhtin”; 2) các hình thái của chủ nghĩa Marx và đóng góp của chúng cho khoa học xã hội và nhân văn thế kỷ XX; và 3) nguồn gốc và sự diễn giải các lý thuyết hậu hiện đại. Đó là luận điểm chúng tôi muốn chứng minh qua bài viết này1.

Từ khóa: Nhóm Bakhtin, Bakhtin, Voloshinov, Chủ nghĩa Marx, Hậu hiện đại.

Article Details

References

[1] Bronckart J-P và Bota C., “Bakhtine démasqué – Histoire d’un menteur, d’une escroquerie et d’un délire collectif”, Droz, Genève, 2011.
[2] Voloshinov, V.N. “Học thuyết Freud: một phác thảo phê phán: In lần đầu tiên năm 1927, Nhà xuất bản Quốc gia (M-L), Liên Xô.
[3] Voloshinov, V.N. “Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ. Những vấn đề cơ bản của phương pháp xã hội học trong nghiên cứu ngôn ngữ”: In lần đầu tiên năm 1929, Nhà xuất bản Priboi, Leningrad.
[4] Medvedev, P.N. “Phương pháp hình thức trong nghiên cứu văn học. Nhập môn phê bình thi pháp xã hội học”: In lần đầu tiên năm 1928, Nhà xuất bản Priboi, Leningrad.
[5] Bakhtin, M.M. “Những vấn đề sáng tác của Dostoievski”: In lần đầu tiên năm 1929, Nhà xuất bản Priboi, Leningrad.
[6] ВАСИЛЬЕВ, Н. Л., “История вопроса об авторстве ‘спорных текстов’, приписываемых М. М. Бахтину”, trong Орехова Б. В. (ред), “Хронотоп и окрестности”, Уфа: Вагант, 2011, tr. 68-106.
[7] Bakhtin, M.M. “Sáng tác của François Rabelais và văn hóa dân gian thời Trung cổ và Phục hưng”, Văn hóa nghệ thuật, M, 1965
[8] Todorov, T. “Mikhail Bakhtin, nguyên lý đối thoại”, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 1981.
[9] Clark, K. and Holquist M. “Mikhail Bakhtin”, The Belknap Press of Harvard UP, 1986.
[10] Ngô Tự Lập, “Đọc sách ‘Lột mặt nạ Bakhtin – câu chuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bợm và một cơn mê sảng tập thể’”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 62-71).
[11] Sève, Lucien. “De l'affaire Bakhtine au cas Vygotski. Marx penseur de l'individualité humaine”, Entretemps, 24/11/2013 http://www.contretemps.eu
[12] Trần Đình Sử - Lã Nguyên, “Mấy suy nghĩ về việc nghiên cứu M.M. Bakhtin”, “Văn hóa Nghệ An”, Thứ sáu, 20/06/2014.
[13] Jenny Laurent, “De qui Bakhtine est-il le nom?” Critique, Editions de Minuit, 1012/3- No 778, tr. 196-207. Nguyễn Duy Bình dịch từ tiếng Pháp
[14] Medvedev and Bakhtin. "The Formal Method in Literary Scholarship." Trans. A. J. Wehrle, Johns Hopkins University Press, 1978.
[15] Bakhtin, M.M. “Vấn đề thể loại lời nói”, trong “Mỹ học sáng tạo ngôn từ”, Bochrov biên soạn, Averintsev và Bocharov chú giải, Nhà xuất bản Nghệ thuật, Moskva,1979.
[16] Ngô Tự Lập, "Bakhtin, Voloshinov và Medvedev: vấn đề tác quyền và những lý do lịch sử của một huyền thoại", Ngô Tự Lập, Tạp chí “Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật”, số 33, 5-2015.
[17] Terry Eagleton, “I Contain Multitudes”,
[18] Derrida, “Thư gửi một người bạn Nhật”, Ngô Tự Lập dịch,