Ngữ nghĩa học tạo sinh – một lý thuyết ngữ nghĩa đối lập với ngữ nghĩa học thuyết giải

Nguyễn Thiện Giáp

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Lí thuyết chuẩn hay Mô hình các bình diện của Chomsky lấy cú pháp làm cơ sở, còn ngữ nghĩa chỉ mang tính chất thuyết giải. Ngữ nghĩa học tạo sinh lấy ngữ nghĩa làm cơ sở, nó cho rằng chỉ có ngữ nghĩa mới có khả năng tạo sinh, ngữ nghĩa quyết định đặc tính ngữ pháp. Cuối những năm 1970, ngữ nghĩa học tạo sinh đã bị phê phán nhiều, nhưng nó đã để lại một số quan điểm có thể kế thừa. Chẳng hạn, quan điểm cho rằng các câu ở mỗi cấp độ phải có một sự trình hiện đẳng cấu hình thức với sự trình hiện của logic; quan điểm về sự phân giải từ vựng… Lí thuyết thuyết giải đã tiếp thu thành quả của ngữ nghĩa học tạo sinh để tự điều chỉnh sửa và đi đến kết luận: không quy tắc giải thích nào áp dụng cho cấu trúc sâu của câu; tất cả các quy tắc thuyết giải ngữ nghĩa cần thiết áp dụng cho cấu trúc mặt.

Từ khóa: các quy tắc phóng chiếu, dấu hiệu ngữ nghĩa, giới hạn lựa chọn, lí thuyết thuyết giải, ngữ nghĩa học tạo sinh, quy tắc tổng thể, sự phân giải từ vựng, từ vựng, từ vựng hóa, yếu tố phân biệt.

Article Details

References

[1] Noam Chomsky, Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức, (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
[2] Nguyễn Đức Dân, Ngữ pháp tạo sinh, trong Ngôn ngữ học - khuynh hướng, khái niệm, lĩnh vực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984, tr.96-119.
[3] Nguyễn Đức Dân, Chomsky Noam, trong Ngôn ngữ học - khuynh hướng, khái niệm, lĩnh vực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984, tr.168-172.
[4] Nguyễn Đức Dân, Avram Noam Chomsky: “người có trí tuệ nhất thế giới”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 5, tháng 9-2011.
[5] Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
[6] Nguyễn Thiện Giáp, 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
[7] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N. Chomsky: đối tượng và nhiệm vụ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5, 2012.
[8] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N. Chomsky: Mô hình ngôn ngữ thứ nhất, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 27, số 4, 2011.
[9] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N.Chomsky: Lí thuyết chuẩn hay mô hình các bình diện, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 28, số 1, 2012.
[10] Lưu Nhuận Thanh, Các trường phái ngôn ngữ học phương Tây, (Đào Hà Ninh dịch), Nxb Lao động, Hà Nội, 2004.
[11] Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học (Trúc Thanh dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1984.
[12] R.H. Robins, Lược sử ngôn ngữ học, (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003.
The Linguistics. Encyclopedia, Edited by Kirsten Malmkjar, London and New York, 1995.