Thủ pháp sao phỏng dựa trên cứ liệu một bản dịch văn học từ tiếng Đức sang tiếng Việt

Lê Hoài Ân1,
1 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Tây, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Main Article Content

Abstract

Dựa trên cơ sở Lý thuyết dịch chức năng Đức với những đại diện như Reiß, Vermeer, Nord và dựa vào đối chiếu, so sánh bản dịch tiếng Việt cuốn tiểu thuyết “Die Liebhaberinnen” (Tình ơi là tình) với văn bản nguồn, bài viết này bàn thảo về 4 thủ pháp mà dịch giả Lê Quang áp dụng trong quá trình chuyển ngữ, đó sao phỏng hình thức từ ngữ của văn bản nguồn, sao phỏng những từ ngữ thô tục, sao phỏng những từ ngữ trái nghĩa sao phỏng những diễn đạt bất thường trong nguyên tác. Qua những thủ pháp xử lý của Lê Quang, chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau đây làm định hướng cho dịch văn học nói chung và dịch văn xuôi nói riêng:

Dù áp dụng thủ pháp trực dịch hay phóng tác, người dịch vẫn phải định hướng theo ý định nghệ thuật, phong cách biểu đạt của tác giả văn bản nguồn.

Trực dịch là thủ pháp cần thiết để thể hiện được một số từ ngữ đặc biệt, thể hiện được phong cách riêng của tác giả văn bản nguồn. Chính vì vậy mà đặc điểm quan trọng nhất của dịch văn học là “định hướng người phát tin/định hướng tác giả văn bản nguồn”.  

Từ khóa: Dịch chức năng, thủ pháp dịch, sao phỏng từ ngữ, chức năng biểu cảm, hiệu ứng thẩm mỹ.

Article Details

References

[1] Koller, W., Einführung in die Übersetzungswissenschaft (Dẫn luận khoa học dịch). Quelle & Meyer, Wiebelsheim, 2004.
[2] Lê Hoài Ân, Probleme und Lösungsstrategien beim Übersetzen aus dem Vietnamesischen ins Deutsche (Luận án tiến sĩ: Khó khăn và thủ pháp dịch thuật trên cơ sở khảo sát các bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng Đức), Universität Hamburg, Hamburg, 2011.
[3] Snell-Hornby, M./Hönig Hans G./Kußmaul P./Schmitt Peter A./Hrsg., Handbuch Translation (Cẩm nang dịch thuật). Stauffenburg, Tübingen, 2006.
[4] Hönig, Hans G./Kußmaul, Paul, Strategien der Übersetzung. Ein Lehr- und Arbeitsbuch (Thủ pháp dịch thuật. Sách giáo khoa và sách bài tập). Narr, Tübingen, 1996.
[5] Nguyễn Thượng Hùng, Dịch thuật từ lý thuyết đến thực hành. Văn hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2005.
[6] Reiß, K., Möglichkeiten und Grenzen der Übersetzungskritik. Kategorien und Kriterien für eine sachgerechte Beurteilung von Übersetzungen (Các khả năng và giới hạn trong phê bình dịch thuật. Các phạm trù và tiêu chí để đánh giá khách quan bản dịch). Hueber, München, 1986.
[7] Võ Phiến, Viết. Văn nghệ, California (USA), 1993.
[8] Stolze, R., Übersetzungstheorien - Eine Einführung (Các lý thuyết dịch thuật - Dẫn luận). Narr, Tübingen, 1997.
[9] Reiß, K., Texttyp und Übersetzungsmethode. Der operative Text (Loại hình văn bản và phương pháp dịch. Loại hình văn bản kêu gọi). Groos, Heidelberg, 1983.
[10] Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000.
[11] Lê Quang, Tình ơi là tình. Nhã Nam, Đà Nẵng, 2006.
[12] Jelinek, E., Die Liebhaberinnen. Rewohlt, Reinbeck bei Hamburg, 2001.
[13] Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Hữu Đoàn, Từ điển Đức Việt hiện đại. Lao động Xã hội, TP. Hồ Chí Minh, 2004.
[14] Hữu Đạt, Tiếng Việt thực hành. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002.
[15] Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999.