Sự cần thiết phân biệt các khái niệm từ gốc, từ mượn, từ ngoại lai và từ ngoại trong nghiên cứu từ vựng tiếng Việt

Nguyễn Thiện Giáp1,
1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Main Article Content

Abstract

Bài báo xác định khái niệm từ thuần Việt không chỉ căn cứ vào nguồn gốc mà căn cứ cả vào quá trình vận động và phát triển của tiếng Việt. Do đó, cần phân biệt các khái niệm từ gốc, từ mượn, từ ngoại lai và từ ngoại. Từ thuần Việt đối lập với từ ngoại lai chứ không đối lập với từ mượn. Từ ngoại lai trong tiếng Việt là những từ mượn của các ngôn ngữ khác vẫn còn giữ dấu ấn của ngoại ngữ. Những từ mượn của ngôn ngữ khác nhưng có sự đồng hóa cao thường được coi là từ bản ngữ, thuần Việt. Những từ gốc ngoại vẫn có thể là từ thuần Việt. Cần phân biệt từ ngoại lai với từ ngoại: từ ngoại lai là những từ của ngoại ngữ đã được mượn vào tiếng Việt, còn từ ngoại là những từ nước ngoài chưa nhập hệ.

Từ khóa: Từ bản ngữ, từ gốc, từ Hán Việt, từ mượn, từ ngoại, từ ngoại lai, từ thuần Việt.

Article Details

References

[1] Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985.
[2] Nguyễn Thiện Giáp, Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996.
[3] Nguyễn Thiện Giáp, Từ và từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
[4] Trần Trí Dõi, Khái niệm từ thuần Việt và từ ngoại lai từ góc nhìn của lịch sử tiếng Việt hiện nay, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2011.
[5] Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
[6] Vũ Đức Nghiệu, Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.