ERRORS IN USING INFLECTED ADJECTIVES IN GERMAN OF STUDENTS AT VNU UNIVERSITY OF LANGUAGES AND INTERNATIONAL STUDIES
Main Article Content
Abstract
Theo một số nghiên cứu về việc sử dụng tính từ dạng biến cách của người học tiếng Đức cũng như theo kinh nghiệm giảng dạy của chúng tôi, tỷ lệ người học mắc lỗi liên quan thường cao. Để thấy được tần suất mắc lỗi của sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) khi sử dụng tính từ tiếng Đức ở dạng so sánh hơn/so sánh nhất hay với vai trò là định ngữ, chúng tôi đã khảo sát online 48 sinh viên. Sau khi phân tích, thống kê các lỗi mà sinh viên mắc phải khi làm năm bài tập cho sẵn liên quan tới việc sử dụng tính từ ở dạng biến cách, nghiên cứu cho thấy một số kết quả sau: Người học mắc lỗi rất nhiều khi vừa phải biến đổi tính từ ở dạng so sánh hơn cũng như so sánh nhất, vừa phải điền đuôi tính từ. Ngoài ra, sinh viên gặp khó khăn khi sử dụng tính từ đứng trước danh từ số nhiều đi kèm với quán từ sở hữu hoặc quán từ phủ định keine (ở tất cả các cách). Ở dạng bài tập lựa chọn một trong bốn phương án cho sẵn, tỷ lệ làm theo quy tắc cao nhất, có lẽ do đây không phải là bài tập sản sinh, vận dụng, mà chỉ đơn thuần là bài tập có câu hỏi đóng. Kết quả trái ngược có thể thấy ở bài tập mà người học phải vận dụng khả năng sản sinh, ví dụ bài hoàn thành câu. Kết quả của nghiên cứu này[1] có thể góp phần giúp các giáo viên giảng dạy tiếng Đức xem xét lại và đổi mới phương pháp dạy ngữ pháp nói chung, sự biến cách của tính từ nói riêng để giúp người học bớt gặp khó khăn trong việc học hiện tượng ngữ pháp này.
Article Details
Keywords
inflection, adjective , errors/mistakes , German
References
Dreyer, H. & Schmitt, R. (2012). Lehr- und Übungsbuch der deutschen Grammatik. Hueber.
Eichinger, L. M. (2007). Adjektiv (und Adkopula). In Hoffmann, L. (Hg.), Deutsche Wortarten (de Gruyter Lexikon) (pp. 143-187). De Gruyter.
Forgács, E. (2005). Deutsch in Ungarn. Zu den Schwierigkeiten des Deutschlernens für ungarische MuttersprachlerInnen. In ide. Informationen zur Deutschdidaktik Zeitschrift für den Deutschunterricht in Wissenschaft und Schule. Sprachbegegnungen, Heft 2, 29 (pp. 55-66). Jahrgang, StudienVerlag Innsbruck-Wien-Bozen,
Gallmann, P. (2006). Das Adjektiv. In Duden Band 4. Die Grammatik. Dudenverlag.
Habermann, M.; Diewald, G. & Thurmair, M. (2015). Grundwissen Grammatik. Fit für den Bachelor. 2., überarbeitete Auflage. Dudenverlag.
Helbig, G. & Buscha, J. (2001). Deutsche Grammatik. Ein Handbuch für den Ausländerunterricht. Langenscheidt.
Hentschel, E. & Weydt, H. (1994). Handbuch der deutschen Grammatik, 2. Auflage. De Gruyter.
Huneke, H.-W. & Steinig, W. (2013). Deutsch als Fremdsprache. Eine Einführung. 6., neu bearbeitete und erweiterte Auflage. Erich Schmidt.
Keadmaneegul, S. & Attaviriyanupap, K. (2016). Kasusfehler bei thailändischen DaF-Studierenden. In Info DaF 1 - 2016, (pp. 89-102).
Kleppin, K. (2013). Fehler, Fehlerkorrektur, Fehlerbewertung. In W. Hallet, & F. G. Königs, Handbuch Fremdsprachendidaktik (pp. 224-227). Klett & Kallmeyer.
Kleppin, K. (2004). Fehler und Fehlerkorrektur. Langenscheidt.
Lê, T. B. T. (2021). Từ loại tiếng Đức và các lỗi liên quan của sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, 37(5), 89-103.
Malia, L. (2013). Probleme bei der Adjektivdeklination und deren Lösung. In Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ Đức - Kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy - Zielsprache Deutsch - Erfahrungen aus der Unterrichtspraxis” (pp. 227-231).
Muster, A. M. (2005). Typische Schwierigkeiten slowenischer DeutschlernerInnen. In ide. Informationen zur Deutschdidaktik Zeitschrift für den Deutschunterricht in Wissenschaft und Schule. Sprachbegegnungen, Heft 2-2005, 29. Jahrgang (pp. 67-73). StudienVerlag Innsbruck–Wien–Bozen.
Rösler, D. (2012). Deutsch als Fremdsprache. Eine Einführung. J. B. Metzler.