Phân biệt nghĩa và ý nghĩa trong ngôn ngữ học hiện đại

Nguyễn Thiện Giáp

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Trong nhiều ngôn ngữ có sự song tồn của cặp thuật ngữ mà khi dịch sang tiếng Việt thường được dịch là “nghĩa” hoặc “ý nghĩa” (tiếng Anh: meaning và sense; tiếng Pháp: signification và sens; tiếng Đức: Bedeutung và Sinn; tiếng Nga: значение và смысл). Trước đây, người ta thường đồng nhất cái được biểu đạt (sở biểu) với nghĩa cho nên những cặp thuật ngữ trên đây có thể được dùng lẫn lộn, thay thế lẫn nhau. Ngôn ngữ học hiện đại phân biệt nghĩa (meaning) và ý nghĩa (sense) của đơn vị ngôn ngữ. Ý nghĩa là cái sở biểu của đơn vị ngôn ngữ, còn nghĩa là mối quan hệ giữa năng biểu và sở biểu. Như thế, nghĩa của từ là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó. Vì từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác) có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác cho nên, nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như nghĩa sở biểu, nghĩa sở thị, nghĩa sở chỉ, nghĩa sở dụng, nghĩa ngữ pháp.

Từ khóa: Nghĩa, ý nghĩa, nghĩa sở chỉ, nghĩa sở thị, nghĩa sở biểu, nghĩa sở dụng, nghĩa liên tưởng, nghĩa cấu trúc, nghĩa ngữ pháp, nghĩa hàm chỉ, nghĩa khu biệt, nghĩa biểu cảm, nghĩa phong cách, nghĩa từ vựng, ý liên tưởng.

Article Details

References

[1] Saussure, F. de, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (Cao Xuân Hạo dịch), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005.
[2] Russel, B., An Inquiry into Meaning and Truth, London: Allen and Unwin (Reprinted, Harmondsworth, Midlesex: Penguin, 1962)
[3] Ogden, C.K. và Richards, I.A., The meaning of meaning. A study of the influence of language upon thought and the science of symbolism, Magdalene College, University of Cambridge, 1923.
[4] Lyons, J. Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.
[5] Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.
[6] Solcev V.M. Ngôn ngữ với tư cách là một cấu tạo có tính hệ thống và kết cấu, Moskva, 1971.
[7] Barkhudarov I.S., Ngôn ngữ và phiên dịch, Moskva, 1975.
[8] Locke, J. An Essay Concerning Human Understanding, Glasgow, 1977, Fount, first published 1690.
[9] Artemov V.A., Tâm lí học của việc học tiếng nước ngoài, Moskva, 1965.
[10] Chikobava A.C., Vấn đề ngôn ngữ với tính cách là đối tượng của ngôn ngữ học, Moskva, 1965.
[11] Reformatskiy A.A., Dẫn luận ngôn ngữ học, Moskva, 1967.
[12] Budagov P.A., Dẫn luận vào khoa học về ngôn ngữ, Moskva, 1965.
[13] Golovin B.N., Dẫn luận ngôn ngữ học, Moskva, 1966
[14] Ullman, St., The Principles of semantics, Elasgro, 1951.
[15] Aprecjan Ju.D., Phân tích có tính miêu tả các nghĩa và các trường nghĩa , trong “Tuyển tập từ điển học”, tập 5, Moskva, 1962.
[16] Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008.
[17] Nguyễn Thiện Giáp, 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010.
[18] Nguyễn Thiện Giáp, Nghĩa học Việt ngữ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014.