So sánh hiệu quả của các loại hình nhóm đôi trong dạy sửa bài viết tiếng Pháp

Đỗ Thị Bích Thủy

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu hành động này có mục đích tìm ra loại hình nhóm đôi làm việc với nhau hiệu quả nhất khi sinh viên học sửa bài viết theo nhóm. Thực nghiệm sửa bài viết đã kéo dài trong suốt một học kì trong một lớp sinh viên năm thứ nhất do tác giả nghiên cứu này trực tiếp giảng dạy. Dữ liệu phân tích gồm có các bài kiểm tra đầu vào và đầu ra, các bài viết và nhận xét, và các phỏng vấn sinh viên sau thực nghiệm. Tổng hợp cả ba nguồn dữ liệu cho thấy loại hình nhóm hợp tác có hiệu quả nhất là nhóm sinh viên chênh lệch trình độ ít, tiếp đến là nhóm sinh viên cùng trình độ và cuối cùng là nhóm sinh viên chênh lệch trình độ nhiều. Bước đầu, chúng tôi đã tạm thời đưa ra ba yếu tố tác động tới hiệu quả làm việc nhóm trong dạy và học viết, đó là: vai trò của vùng phát triển gần, niềm tin vào khả năng của bạn hay của mình, và thái độ nhận xét thân thiện, khéo léo.

Từ khóa: Sửa bài viết, nhóm đôi, trình độ sinh viên, nghiên cứu hành động.

Article Details

References

[1] D. Anzieu & J.Y. Martin, La dynamique des groupes restreints, Presses Universitaires de France, Paris, 1968 : 1ère édition, 2004 : 13è édition.
[2] A. Blanchet, A. Trognon, La psychologie des groupes, Armand Colin, Paris, 2007.
[3] L. Vygotsky, Interaction between Learning and Development, Mind in Society (Trans. M. Cole). MA, Harvard University Press, Cambridge, (1978), 79.
[4] I. Fitzgerald & L.R. Markham, Teaching children about revision in writing, Cognition and instruction, vol. 4, n° 1, (1987), 3.
[5] J. Hansen & J. Liu, Guiding principles for effective peer response, ELT Journal n° 59, (2005), 31.
[6] G. L. Nelson & J. G. Carson, ESL students’ s perceptions of effectiveness in peer response groups, Journal of Second Language Writing 7 (2), (1998), 113.
[7] T. M. Paulus, The effect of peer and teacher feedback on student writing, Journal of second language writing, 8(3), (1999), 265.
[8] K. Lundstrom, Teaching writing through peer revising and reviewing, (M. A.), Department of Linguistics and English Language, Brigham Young University, 2006.
[9] H. T. Min, The effects of trained peer review on EFL students’ revision types and writing quality, Journal of Second Language Writing n°15, (2006), 118.
[10] J. R. Anderson, The architecture of cognition, Cambridge (MA), Havard University Press, Londres, 1983.
[11] H.J. Motulsky, Analyzing data with GraphPad Prism, GraphPad Software Inc., San Diego CA, 1999, www.graphpad.com.