Nghĩa của câu và nghĩa của phát ngôn

Nguyễn Thiện Giáp

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Trên cơ sở phân biệt câu với phát ngôn - câu thuộc ngữ ngôn còn phát ngôn thuộc lời nói, tác giả phân biệt nghĩa của câu và nghĩa của phát ngôn. Nghĩa của câu (sentence meaning) là nghĩa toàn thể của một câu khi đối lập với nghĩa của từng từ riêng biệt. Trong triết học và logic học, nghĩa của câu có xu hướng được đặt ngang với các mệnh đề hoặc với các chân trị (truth values). Tuy nhiên, trong ngôn ngữ học, nghĩa của câu, về cấu trúc có thể bắt nguồn từ nguyên tắc hợp thành (principle of compositionality). Nghĩa của phát ngôn là cái nghĩa mà một người nói truyền đạt nhờ việc sử dụng một phát ngôn nào đó trong một ngữ cảnh tình huống nào đó. Theo lí thuyết hành động ngôn từ, các phát ngôn có hai loại nghĩa: (i) Nghĩa mệnh đề (propositional meaning) và (ii) Nghĩa ngôn trung (illocutionary meaning). Khi nghiên cứu nghĩa của câu chúng ta phải nói đến điều kiện chân trị (truth condition). Nghiên cứu nghĩa của phát ngôn chúng ta cũng phải thấy rằng để cho những nghĩa ngôn trung được thực hiện, các hành động ngôn từ phải thỏa mãn các điều kiện hữu hiệu (felicity condition).

Từ khóa: Chân trị, điều kiện chân trị, điều kiện hữu hiệu, nghĩa của câu, nghĩa của phát ngôn, nguyên tắc hợp thành, mệnh đề.

Article Details

References

[1] Nguyễn Thiện Giáp, Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.
[2] Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
[3] Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
[4] Nguyễn Thiện Giáp, 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. (Công trình được giải thưởng về Khoa học và Công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010)
[5] Nguyễn Thiện Giáp, Nguyên tắc hợp thành trong nghĩa học cú pháp, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, Nghiên cứu nước ngoài, số 1, 2014.
[6] John Lyons, Ngữ nghĩa học dẫn luận (Nguyễn Văn Hiệp dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.