Nguyên tắc hợp thành trong nghĩa học cú pháp tiếng Việt

Nguyễn Thiện Giáp

Main Article Content

Abstract

 Tóm tắt: Bài này trình bày nguyên tắc hợp thành trong nghĩa học cú pháp. Đây là nguyên tắc do G. Frege đề xuất. Theo nguyên tắc này, nghĩa toàn thể của một câu có thể được miêu tả tùy theo sự phụ thuộc lẫn nhau về chức năng của các nghĩa của các bộ phận đúng ngữ pháp của nó. Có nhiều quy tắc kết hợp các nghĩa cũng như nhiều cấu trúc cú pháp trong tiếng Việt và rõ ràng chúng ta không thể xem xét tất cả chúng ở đây. Để đi đến phán đoán các nghĩa đã được tạo ra thế nào, chúng tôi sẽ xem xét hai loại thí dụ: kết hợp chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đơn và việc gắn các nghĩa tính từ vào việc thay đổi các danh từ.

Từ khóa: Nguyên tắc hợp thành, chân trị, điều kiện chân trị, trường cảnh khả hữu, giao nhau thuần túy, giao nhau tương đối, không giao nhau.

Article Details

References

[1] G. Frege, Funktion, Begriff, Bedeutung, ed. G. Patzig, Göttingen, 1962.
[2] John Lyons, Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết, (Vương Hữu Lễ dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.
[3] John Lyons, Ngữ nghĩa học dẫn luận, (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.
[4] Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008.
[5] Nguyễn Thiện Giáp, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.