BÀI THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG MÔN TIẾNG ANH NĂM 2016: MỘT THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MỤC TIÊU GIÁO DỤC NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM

Hoang Van Van

Main Article Content

Abstract

Hằng năm ở Việt Nam có khoảng gần một triệu học sinh lớp 12 dự thi môn tiếng Anh với tư cách là một môn thi bắt buộc để được xét nhận bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Từ năm 2015 đến nay, bài thi trung học phổ thông quốc gia môn tiếng Anh được sử dụng nhằm hai mục tiêu: (1) để xét tốt nghiệp trung học phổ thông và (2) để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Bài thi có tên gọi chính thức là “bài thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng môn tiếng Anh”. Bài thi có định dạng, nội dung và cách tính điểm rõ ràng, được công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, nhìn từ hai góc độ khoa học và thực tiễn, bài thi vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu và thảo luận. Đây là mục đích của bài viết này. Bài viết bắt đầu bằng việc mô tả nội dung bài thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng môn tiếng Anh năm 2016. Sau đó bài viết sẽ kiểm tra và thảo luận một số phẩm chất chính của bài thi, nêu những tác động và ảnh hưởng của bài thi vào các khía cạnh của giáo dục ngoại ngữ ở trường phổ thông Việt Nam. Trong phần kết luận, sau khi tóm tắt lại những điểm mạnh và điểm yếu của bài thi, bài viết kết luận rằng do những hạn chế về nội dung và hình thức kiểm tra, và hiệu ứng ngược tiêu cực lâu dài của nó, bài thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng môn tiếng Anh năm 2016 đang là một thách thức lớn, cản trở mục tiêu giao tiếp của giáo dục ngoại ngữ ở trường phổ thông Việt Nam. Bài viết khuyến nghị rằng để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở trường phổ thông và để giáo dục ngoại ngữ ở trường phổ thông đáp ứng được những đòi hỏi của thời kì hội nhập và toàn cầu hoá, cần phải có một sự đổi mới triệt để cả về định dạng của bài thi và hình thức tổ chức thi.

Article Details