Thống nhất các yêu cầu của một thuật ngữ chuẩn

Loan Mai Thị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tóm tắt. Thuật ngữ là thành tố quan trọng nhất của từ ngữ trong phong cách khoa học. Tuy nhiên, bức tranh về thuật ngữ ở Việt Nam rất đa dạng vì thuật ngữ của tiếng Việt được vay mượn rất nhiều từ những thuật ngữ tiếng nước ngoài bằng các phương thức như dịch, phiên chuyển, giữ nguyên dạng, chuyển tự, v.v… So với các thuật ngữ tiếng nước ngoài thì các thuật ngữ được chuyển dịch sang tiếng Việt thường không thống nhất về nội hàm khái niệm, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của một thuật ngữ. Để có thể dịch và phiên chuyển chính xác các thuật ngữ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt sao cho khoa học, hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu một thuật ngữ chuẩn, người dịch không những cần nắm vững nội dung khái niệm thuật ngữ mà còn phải có kiến thức lí luận nhất định về thuật ngữ. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu những mặt liên quan đến thuật ngữ như định nghĩa thuật ngữ, các đặc điểm của một thuật ngữ, các yêu cầu mà một thuật ngữ cần phải có.

Từ khóa. Thuật ngữ, định nghĩa, đặc điểm, chuẩn, tiêu chuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] L.A. Kapanadze, Về những khái niệm thuật ngữ và hệ thuật ngữ, Trần Thị Tuyên dịch, Tài liệu của Viện ngôn ngữ học, 1978.
[2] Nguyễn Đức Tồn, Một số vấn đề về nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí Ngôn ngữ 12 (2010) 1.
[3] Vũ Quang Hào, Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt: Đặc điểm và cấu tạo thuật ngữ (Luận án phó tiến sỹ ngữ văn), Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991.
[4] A.C. Gerd, Ý nghĩa thuật ngữ và các kiểu loại ý nghĩa thuật ngữ, Lê Ngọc Văn dịch, Tài liệu của Viện ngôn ngữ học, 1978.
[5] Erhard Oeser, Gerhard Budin, Terminology science- a closer look (from Internet), 09/10/2003.
[6] Nguyễn Văn Tu, Khái luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, H., 1960.
[7] Nguyễn Văn Tu, Từ vựng học Tiếng Việt hiện đại, NXB ĐH và THCN, HN, 1968.
[8] Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như Ý, Tình hình và xu hướng phát triển thuật ngữ tiếng Việt trong mấy chục năm qua, Tạp chí ngôn ngữ 1 (1971) 48.
[9] Hoàng Văn Hành, Về sự hình thành và phát triển của thuật ngữ tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ 4 (1983) 26.
[10] Đái Xuân Ninh, Ngôn ngữ học: Khuynh hướng- lĩnh vực- khái niệm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1986.
[11] A.I. Moixeev, Về bản chất ngôn ngữ của thuật ngữ, Hoàng Lộc dịch, Tài liệu của Viện ngôn ngữ học, 1978.
[12] A.A. Reformatxki, Thế nào là thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ, Hồ Anh Dũng dịch, Tài liệu của Viện ngôn ngữ học, 1978.
[13] Đỗ Hữu Châu, Giáo trình Việt ngữ, tập II (từ hội học), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1962.
[14] Đỗ Hữu Châu, Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981.
[15] Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1998.
[16] M. Teresa Cabre, Terminology: Theory, methods and applications, Universitat Pompeu Fabra, John Benjamins Publishing Company, Amsterdam/ Philadelphia, 1999.
[17] A.V. Superanskaja, “Thuật ngữ học đại cương: những vấn đề lí thuyết”, 2007, in lần thứ 4, dày 248 trang, Nxb. LKI: Moskva, Lý Toàn Thắng dịch, Tài liệu của Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, 2011.
[18] Coosunôp và G.G. Xumburôva X.I., Công tác thuật ngữ, nguyên lí và phương pháp, Matcơva, 1968.
[19] Lotte, D.S., Nguyên lí xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kĩ thuật, Hoàng Lộc dịch, Tài liệu của Viện ngôn ngữ học, 1978.
[20] Dafydd Cribbon, The importance of terminology (from Internet), 1999.
[21] Culêbakin V.X. và Cơlimôvitxki, I.A., Những vấn đề ngôn ngữ học của thuật ngữ khoa học kĩ thuật, NXB Khoa học, Matcơva, 1970.
[22] Hoàng Xuân Hãn, Danh từ khoa học, Vĩnh Bảo, Sài Gòn, 1948.
[23] Lê Khả Kế, Tiếng Việt và dạy đại học bằng tiếng Việt, Hà Nội, 1967.
[24] Võ Xuân Trang, Các yêu cầu của thuật ngữ, Tạp chí hoạt động khoa học, tháng 11 năm 1973.
[25] Lê Văn Thới & Nguyễn Văn Dương, Nguyên tắc soạn thảo danh từ chuyên môn, Bộ GD, Sài Gòn, 1973.
[26] Nguyễn Như Ý, Bàn về các đặc điểm của thuật ngữ, Báo Nhân dân ngày 12 tháng 9 năm 1976.
[27] Nguyễn Như Ý, Vấn đề đối chiếu trong từ điển thuật ngữ, T/c ngôn ngữ, 1 (1977) 15.
[28] Lưu Vân Lăng, Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977.
[29] Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐH và THCN, Hà Nội, 1985.
[30] Nguyễn Văn Lợi, Một số vấn đề cơ bản về lí luận và phương pháp luận của thế giới và Việt Nam về việc biên soạn từ điển chuyên ngành và thuật ngữ, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam, 2010.
[31] Lotte, D.S. Nguyên lý xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kỹ thuật, NXB Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô, Hoàng Lộc dịch, Tài liệu của Viện ngôn ngữ học, 1975.
[32] Nguyễn Thị Kim Thanh, Khảo sát hệ thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Việt, Luận án tiến sỹ ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2005.
[33] Belakhov L. Iu, Những vấn đề tiêu chuẩn hóa Nhà nước về thuật ngữ, Như Ý dịch, Tài liệu của Viện ngôn ngữ học, 1976.
[34] Reformatxki, A.A., Những vấn đề về thuật ngữ, Moskava, 1961.
[35] Lưu Vân Lăng, Ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.