Ngôn ngữ học tạo sinh của N. Chomsky: Lý thuyết chuẩn mở rộng và lý thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh

Nguyễn Thiện Giáp

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Lí thuyết chuẩn mở rộng (Extended Standard Theory) là sự xem xét lại Lí thuyết chuẩn đã được Chomsky trình bày trước đó. Sự xem xét lại nằm ở sự thu hẹp vào khu vực các cải biến nhờ các chế định phổ quát (universal constraints) và ở sự giải thích ngữ nghĩa quy vào cấu trúc sâu và cấu trúc mặt. Sự thay đổi diễn ra năm 1973 đã dẫn đến Lí thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh (Revised Extended Standard Theory). Một đề tài trung tâm trong Lí thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh của Chomsky là ngữ pháp cốt lõi (Core grammar). Ngữ pháp cốt lõi bao gồm các sự kiện ngôn ngữ phổ quát và các nguyên lí hướng đến làm hiện ra các hiện tượng ngữ pháp phổ quát trong tất cả các ngôn ngữ tự nhiện. Lí thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh đề cập đến nhiều lí thuyết và nguyên lí như: lí thuyết vết, lí thuyết theta, lí thuyết chi phối và ràng buộc, lí thuyết tia X, lí thuyết cách, lí thuyết kiểm định, lí thuyết tối thiểu,…Lí thuyết các nguyên tắc và các tham biến được đánh giá là thực sự mới mẻ của hai nghìn năm trăm năm qua.

Từ khóa: lí thuyết chuẩn mở rộng, lí thuyết chuẩn mở rộng có điều chỉnh, chế định phổ quát, chuyển di alpha, chương trình tối thiểu, lí thuyết cách, lí thuyết chi phối, lí thuyết ràng buộc, lí thuyết giới hạn, lí thuyết kiểm định, lí thuyết tia X, lí thuyết theta, lí thuyết vết, nguyên lí phạm trù trống, nguyên lí phóng chiếu, ngữ pháp cốt lõi, tham biến, tính có đánh dấu

Article Details

References

[1] Chomsky, Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức, (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
[2] Nguyễn Đức Dân, Ngữ pháp tạo sinh, trong Ngôn ngữ học. khuynh hướng, khái niệm, lĩnh vực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984, tr.96-119.
[3] Nguyễn Đức Dân, Chomsky Noam, trong Ngôn ngữ học. khuynh hướng, khái niệm, lĩnh vực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984, tr.168-172.
[4] Nguyễn Đức Dân, Avram Noam Chomsky: “người có trí tuệ nhất thế giới”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 5, tháng 9-2011.
[5] Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
[6] Nguyễn Thiện Giáp, 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
[7] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N.Chomsky: đối tượng và mục đích, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 2012.
[8] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N.Chomsky: Mô hình ngôn ngữ thứ nhất, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 27, số 4, 2011.
[9] Nguyễn Thiện Giáp, Ngôn ngữ học tạo sinh của N.Chomsky: Lí thuyết chuẩn hay Mô hình các bình diện, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 28, số 1, năm 2012.
[10] Nguyễn Thiện Giáp, Ngữ nghĩa học tạo sinh – một lí thuyết ngữ nghĩa đối lập với ngữ nghĩa học thuyết giải, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 28, số 2, 2012
[11] Lưu Nhuận Thanh, Các trường phái ngôn ngữ học phương Tây, (Đào Hà Ninh dịch), Nxb Lao động, Hà Nội, 2004.
[12] Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học (Trúc Thanh dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1984.
[13] R.H. Robins, Lược sử ngôn ngữ học,(Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003.
The Linguistics. Encyclopedia, Edited by Kirsten Malmkjar, London and New York, 1995.